Dù đã tiếp thu được nhiều thành công từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, song hệ thống quản lí, vận hành của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, gây khó khăn khi thành lập cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vậy cụ thể khi đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể gặp những khó khăn gì? Hãy cũng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

04 khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN
Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN
Hệ thống pháp luật
Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực mặc dù có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và khó dự báo, với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với các lợi thế như Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong bối cảnh khó khăn; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện.

Trong năm 2023, vốn FDI liên tục chảy vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt gần 18,15 tỷ USD, giải ngân được khoảng 13,1 tỷ USD. Việt Nam hiện được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022. Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định thương mại mới mang lại những cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp hướng ra thị trường nước ngoài, đồng thời có cơ hội giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài cho các quốc gia.

Bên cạnh những lợi ích đã đạt được, hệ thống pháp luật tại Việt Nam vẫn đối mặt với một số hạn chế và bất cập như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lớn, đồ sộ, tồn tại tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột giữa các quy định gây khó khăn trong việc thực hiện pháp luật. Điều này gây khó khăn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới hoặc đang thực hiện dự án đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Để triển khai hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục khác nhau. Một số doanh nghiệp không quen với các quy trình phức tạp, dẫn đến việc thực hiện pháp lý trở nên khó khăn và khắt khe hơn. Đối với một số loại hình kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin giấy phép con như kết nối điện, phòng cháy chữa cháy (PCCC), nguồn lao động… cũng là một trong số các thách thức và cần nhiều thời gian để nhà đầu tư hoàn tất.

Mặc dù đã có những bước cải cách và giảm lược bớt một số thủ tục, nhưng nhìn chung, sự giảm này vẫn chưa đủ đáng kể. Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài, vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. Sự phức tạp và lâu dài của quy trình này không chỉ là một thách thức về thời gian mà còn là một gánh nặng đối với sự linh hoạt và hiệu quả của doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang được quan tâm đầu tư, tới nay đã một phần đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế – xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

Ví dụ như cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam hiện nay mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hoàn thành và đi vào khai thác (tính đến 2016). Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực.

Nguồn cung lao động hạn chế
Mặc dù trong thời gian qua, lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo nhưng nhìn chung nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là lao động trẻ, trình độ thấp, giá rẻ.

Lực lượng lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên năm 2022 ước tính là 13,5 triệu người, chiếm 26,2% (theo Tổng cục Thống kê), còn lại 73,8% không được đào tạo. Trong đó, cơ cấu đào tạo cũng không hợp lý, thầy nhiều thợ ít; lực lượng công nhân kĩ thuật bậc cao rất khan hiếm. Bậc trên đại học, cử nhân, kỹ sư nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường lao động.

Khó khăn về thuế
Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách thuế ưu đãi nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, việc áp dụng chính sách của nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn và cần được cải thiện, đặc biệt là trong việc đơn giản hóa và cụ thể hóa thủ tục hành chính.

Mặc dù chính sách thuế ưu đãi đã được đưa ra, thực tế cho thấy thời gian và quy trình mà doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải dành để giải quyết các nghĩa vụ thuế tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức. Thời gian trung bình mà doanh nghiệp phải bỏ ra để xử lý các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế ở Việt Nam cao gấp bốn lần so với các nước trong khu vực Đông Á.

Điều này có thể tạo ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư từ nước ngoài. Sự phức tạp trong quy trình này có thể làm chậm quá trình đầu tư và làm giảm hiệu quả của chính sách thuế ưu đãi.

Do đó, việc cải thiện hiệu quả thực thi chính sách thuế và đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và duy trì sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin cơ bản Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Xem thêm: Dịch vụ Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam của công ty luật siglaw.