Theo quy định của pháp luật, các dự án đầu tư của nhà đầu tư hay tổ chức kinh tế nước ngoài có nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên phải thực hiện thủ tục đăng ký dự án đầu tư. Vậy sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện những thủ tục gì tiếp theo? Hãy cùng Siglaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Công việc cần làm sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Công việc cần làm sau khi có giấy chứng nhận đầu tư
Công việc cần làm sau khi có giấy chứng nhận đầu tư
Đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư theo nghành, nghề được cấp phép trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên để hoạt động hợp pháp, nhà đầu tư nước ngoài nếu không phải trường hợp góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mà là doanh nghiệp thành lập mới thì phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập mới được thực hiện dự án đầu tư theo quy định.

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để đăng ký doanh nghiệp bao gồm Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Tham khảo Phụ lục tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) và Điều lệ công ty cùng một số bản sao các loại giấy tờ khác tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập.

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có một tài khoản để phục vụ việc thanh toán, các giao dịch liên quan đến hoạt động mua bán của công ty. Ngoài ra việc mở tài khoản ngân hàng cũng tiện cho các doanh nghiệp trong việc theo dõi hoá đơn, chứng từ, làm kiểm toán, kết toán,…Để đăng ký mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao những giấy tờ sau:

Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng nơi mở tài khoản
Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, Giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định pháp luật
Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện của người đại diện hợp pháp và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức muốn mở tài khoản thanh toán kèm theo căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn
Đối với các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì thoả thuận với nhau để dịch ra tiếng việt (hộ chiếu và các giấy tờ khác trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chỉ dịch khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Niêm yết bảng hiệu
Tiếp theo là niêm yết bảng hiệu của công ty được đặt tại trụ sở chính, kích cỡ không cần quá to nhưng phải đủ thông tin như Tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, mã số thuế.

Đăng ký mã số thuế
Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Do đó khi doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xong, đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký và đóng thuế, cụ thể cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

Nếu người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ bao gồm:
Tờ khai đăng ký thuế
Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể đăng ký online với website của Tổng cục thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bên cạnh việc đăng ký mã số thuế thì hồ sơ khai thuế cũng được yêu cầu để làm căn cứ xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp thuế. Tuỳ từng loại hồ sơ khai thuế (theo năm; loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh; hàng hoá xuất – nhập khẩu) mà doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ khác nhau.

Đăng ký chữ ký điện tử
Cuối cùng là chữ ký điện tử của doanh nghiệp, chữ ký này sẽ phải đăng ký với cơ quan thuế. Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm: (1) Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký doanh nghiệp; (2) Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thuế doanh nghiệp; (3) Bản sao công chứng chứng minh thư/ CCCD của người đại diện hợp pháp

Hiện nay chữ ký số hoàn toàn có thể được đăng ký qua website https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Trên đây là tư vấn của công ty luật Siglaw về các công việc cần thực hiện sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Để được tư vấn toàn diện và sử dụng dịch vụ, Quý khác vui lòng liên hệ:

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài của công ty luật siglaw.