Ðám cưới chuột, Hứng dừa, Ðánh ghen, Lợn đàn, Mục đồng thổi sáo… là những sản phẩm được sáng tạo ra bởi bàn tay và khối óc của những người con xứ Kinh Bắc. Ðó chính là những bức tranh tiêu biểu của một dòng tranh dân gian cổ xuất hiện ven sông Ðuống cách đây khoảng 400 năm.














Làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian<o></o>

Ðông Hồ là một làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Có thể nói đây là một trong những dòng tranh dân gian đặc sắc nhất nước ta. Dòng tranh này đặc biệt từ chất liệu làm tranh (giấy dó), cho tới màu sắc, các bản khắc tranh cổ và ý nghĩa của các bức tranh.<o></o>

Trước năm 1944 là thời điểm cực thịnh của dòng tranh này, có tới 17 dòng họ của làng Ðông Hồ làm tranh. Tuy nhiên, theo thời gian, tranh Ðông Hồ bị mai một dần. Năm 2007, khi tác giả đến tham quan làng tranh Ðông Hồ, đi từ đầu làng đến cuối làng đều bắt gặp hình ảnh những gia đình làm vàng mã, không còn dấu hiệu rõ ràng của một làng tranh dân gian cổ. Cả làng chỉ còn hai gia đình vẫn bám trụ với nghề tranh, đó là gia đình của hai nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Ðăng Chế - hai nghệ nhân tâm huyết với nghề tranh cổ. Nhờ công sức và tấm lòng hết mình vì nghệ thuật của những nghệ nhân này cùng với sự ủng hộ của con cháu trong gia đình, những bức tranh cổ mới vượt qua được những thăng trầm của lịch sử và tồn tại cho đến ngày hôm nay.<o></o>

Tuy rằng hai gia đình của cụ Chế và cụ Sam đã được Tổng cục Du lịch và các tổ chức văn hóa quốc tế tài trợ để bảo tồn dòng tranh dân gian đặc sắc này, nhưng thiết nghĩ, nếu không được quan tâm và ưu tiên, dòng tranh quý này khó có thể tiếp tục phát triển, mà có nguy cơ đi vào quên lãng. Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao công chúng lại không quan tâm đến dòng tranh dân gian đã góp phần làm tốn không ít giấy mực của các nhà văn, thi sĩ?<o></o>

Căn cứ vào thực tiễn khi làm công tác hướng dẫn du lịch, mỗi lần đến Bắc Ninh, những người làm nghề hướng dẫn du lịch luôn giới thiệu cho du khách về những tinh hoa của mảnh đất Kinh Bắc và không thể không kể đến dòng tranh dân gian đặc sắc nói trên. Ðối với du khách miền <st1:country-region w:st="on"><st1lace w:st="on">Nam</st1lace></st1:country-region>, khi nói đến tranh Ðông Hồ, khá nhiều người chưa có thông tin gì về dòng tranh này. Khách du lịch từ miền Bắc thì có nhiều thông tin hơn do họ ở gần với làng tranh về khoảng cách địa lý. Nhưng họ mới chỉ dừng lại ở mức độ biết chứ chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của các bức tranh Ðông Hồ, mà đã không hiểu thì không thể nhận ra được tranh hay ở đâu, ý nghĩa ra sao.<o></o>

Ðể tranh Ðông Hồ đến với công chúng<o></o>

Ðể trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tranh Ðông Hồ đến được với công chúng?” trước tiên phải trả lời câu hỏi “Làm thế nào để công chúng hiểu biết về tranh Ðông Hồ?”. Ðể giải quyết vấn đề này, các cơ quan, ban, ngành cũng như những người làm văn hóa nên áp dụng hai phương pháp: Giới thiệu và quảng bá, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, vì chính du khách là những tuyên truyền viên hiệu quả và đáng tin cậy nhất đối với gia đình, bạn bè, thành phố, đất nước của họ. Ðây là một trong những phương pháp tuyên truyền vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả và dễ thực hiện nhất.<o></o>

Ðể công việc này đạt được hiệu quả cao, các cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực văn hóa - du lịch cần có kế hoạch đào tạo những nhà thuyết trình, những người có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá về dòng tranh Ðông Hồ. Trong đó, thiết nghĩ, nên ưu tiên đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, vì họ là những người trực tiếp làm việc, liên hệ với du khách.<o></o>

Giới thiệu cần đi đôi với quảng bá mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Công việc quảng bá có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Hiện nay, mỗi năm chủ đề du lịch đều gắn với một vùng miền khác nhau. Ðể khuyến khích khách đến với Ðông Hồ, Tổng cục Du lịch có thể lấy một năm nào đó phát động năm du lịch Bắc Ninh, để thu hút khách đến với mảnh đất Kinh Bắc, đến với làng tranh Ðông Hồ. Song song với năm du lịch Bắc Ninh, ngành du lịch địa phương có thể khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh các tour du lịch về Thuận Thành, tuyến Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp - Làng tranh Ðông Hồ. Việc làm này có tác dụng thúc đẩy lượng khách tìm về với Bắc Ninh nói chung và với làng tranh dân gian Ðông Hồ nói riêng.<o></o>

Một trong những hoạt động thực tiễn là lồng ghép việc quảng bá tranh Ðông Hồ vào các lễ hội trong năm, ở cả miền Bắc và miền <st1:country-region w:st="on"><st1lace w:st="on">Nam</st1lace></st1:country-region>. Các nghệ nhân có thể trưng bày các bức tranh Ðông Hồ tại không gian các lễ hội, vừa trưng bày, vừa giới thiệu cho du khách hiểu giá trị các bức tranh. Ví dụ như ở khu vực gò Ðống Ða, Văn Miếu, Ðền Hùng, Chùa Hương, Huế, Hội An, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam… Những khu vực lễ hội thường tập trung nhiều khách thập phương, nên hiệu quả quảng cáo khá cao, đặc biệt là vào những ngày Tết hay hội xuân.<o></o>

Ðể thực hiện được những ý tưởng như trên, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ từ nhiều phía: Các cơ quan, ban, ngành có liên quan, các nghệ nhân, những nhà làm văn hóa, các công ty lữ hành, hướng dẫn viên và những người làm du lịch.<o></o>

Hy vọng rằng một tương lai không xa, tranh Ðông Hồ không chỉ ở trong mắt, mà còn in sâu vào trong tim mỗi con người Việt Nam và đi vào tâm tư của bạn bè thế giới khi đến với đất nước chúng ta.<o></o>


Theo vietnamtourism.com

View more random threads: