-
Đông Nam Á chung tay bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể
Hội nghị tiểu vùng về Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể khu vực Đông Nam Á năm 2015 đã khai mạc sáng 6/10/2015 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều đại biểu đại diện cho các quốc gia Đông Nam Á.
Sự kiện do Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á-Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ (ICHCAP) phối hợp tổ chức.
Đây là sự kiện quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự hợp tác khu vực trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động, thách thức nảy sinh từ khuynh hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Kwon Huh, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á-Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ cho biết Đông Nam Á là nơi có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, và các quốc gia đều quan tâm đến công tác bảo tồn, sử dụng di sản văn hóa phi vật thể.
Các quốc gia ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và nhu cầu tiếp cận một cách toàn diện nhằm kết nối di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong sự phát triển văn hóa của các cộng đồng.
Chính phủ và cộng đồng các nước đều đã đưa ra sáng kiến về phương pháp bảo tồn, bên cạnh đó, dự án chiến lược liên kết với du lịch, phát triển xã hội cũng được thực hiện ở nhiều nơi. Có nhiều trường hợp bảo tồn thành công nhưng cũng có không ít trường hợp nỗ lực và thất bại.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày, các chuyên gia sẽ chia sẻ về vai trò, tầm quan trọng của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, lắng nghe kinh nghiệm của các quốc gia. Qua đó, các đại biểu sẽ hiểu hơn về thực trạng của mỗi quốc gia đặc biệt là thực trạng biên soạn thông tin về hệ thống người, nhóm người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể; những thách thức cần vượt qua, từ đó lên kế hoạch cho các dự án sắp tới.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên khẳng định di sản văn hóa phi vật thể là tinh hoa văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Các loại hình di sản được tiếp nối, kết tinh, hun đúc qua nhiều thế hệ trong suốt quá trình lịch sử, góp phần làm nên bản sắc văn hóa cho mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.
Việt Nam rất tự hào vì có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú của 54 dân tộc anh em. Có những di sản hiện vẫn đang tồn tại và phát triển, nhưng cũng có di sản đang dần bị mai một. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, đối với mỗi quốc gia, việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể là việc làm cần thiết để gìn giữ, khẳng định bản sắc riêng. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên mong muốn thông qua hội thảo, các quốc gia Đông Nam Á sẽ cùng chung tay tìm ra giải pháp bảo vệ hiệu quả những di sản văn hóa phi vật thể. Việc thiết lập mạng lưới hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể giữa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong các quốc gia.
Hội nghị tiểu vùng về Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể khu vực Đông Nam Á năm 2015 sẽ diễn ra đến hết ngày 7/10/2015 tại Hà Nội. Sau hội nghị, các đại biểu sẽ có chuyến đi thực tế tại các phường Xoan ở Phú Thọ...
Năm 2012, Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á-Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ đã phối hợp với Bộ Văn hóa Indonesia tổ chức Hội nghị tiểu vùng khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất về Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.
Tại hội nghị đầu tiên, 11 quốc gia Đông Nam Á cùng tham dự và chia sẻ về thực trạng, thách thức ở mỗi quốc gia, đạt được đồng thuận đẩy mạnh hợp tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Trung tâm cũng đã thực hiện một số dự án đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hệ thống và thông tin nhằm phát triển hình ảnh của di sản văn hóa phi vật thể.
Theo vietnamtourism.com
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Một trong những điểm mạnh nổi bật của chương trình từ xa tại Đại học Đại Nam là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Học viên không chỉ học qua các bài giảng lý thuyết mà còn được tham gia vào các...
Đại học Đại Nam – Mở rộng tri...