Được quảng cáo là trung, cao cấp song nhiều dự án chung cư nằm lọt trong những ngõ nhỏ 3-4m của Hà Nội, gây nhiều lo ngại về ùn tắc, cứu hoả...
Sapphire Palace do Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng làm chủ đầu tư nằm trên con phố Chính Kinh (Thanh Xuân) chỉ rộng khoảng 4m. Công trình cũng nằm trong khu vực đông dân cư, chợ được họp ngay trước mặt công trình. Tái khởi động sau thời gian "đắp chiếu", dự án có chiều cao 21 tầng, trong đó có 18 tầng căn hộ (234 căn) và khiến không ít người lo ngại về nguy cơ gây khó cho giao thông khu vực một khi hoàn thành.

Hàng nghìn người dân chung cư 'chui' ngõ nhỏ
Dự án Sapphire Place nằm trên con phố khá chật chội, lại là nơi họp chợ của cư dân nên thường bị ùn tắc vào giờ cao điểm. Ảnh: NT

Gần đó, dự án 283 Khương Trung nằm trên con phố rộng khoảng 3m cũng đang gặp tình trạng tương tự. Sau khi bàn giao 2 đơn nguyên với hàng trăm căn, chủ đầu tư lại đang triển khai tiếp tòa Star Tower cao 25 tầng với 250 căn hộ, cùng trung tâm thương mại phía dưới. Rầm rộ tung ra các chương trình quảng cáo nhấn mạnh vào lợi thế nằm ở khu vực trung tâm, giá bạn tại tòa Star Tower tăng từ 2-4 triệu đồng so với 2 đơn nguyên đã bàn giao.

Cũng trong khu vực quận Thanh Xuân, đường Triều Khúc hiện có tới 2 dự án đang được xây dựng là Công trình hỗn hợp Pandora (53 Triều Khúc) và dự án chung cư cao cấp Blue Diamond (69 Triều Khúc). Theo quy hoạch, con phố Triều Khúc sẽ được mở rộng trong tương lai. Tuy nhiên, phương án này chưa rõ khi nào sẽ được triển khai. Trong khi đó, với số lượng căn hộ tại Blue Diamond (cao 17 tầng) vào khoảng 113 căn hộ và Pandora vừa có tòa chung cư, nhà vườn, nhà phố, biệt thự... với hàng trăm căn hộ phục vụ hàng nghìn dân thì áp lực lên hạ tầng khu vực này sẽ không nhỏ. Đặc biệt đây lại là khu vực luôn đông đúc cư dân và sinh viên ở trọ.

Tại các quận nội thành Hà Nội, hiện có hàng chục dự án chung cư cao tầng mới được chủ đầu tư triển khai đều nằm trên các con ngõ, hoặc phố nhưng rất chật chội, giao thông không mấy thuận tiện. Các dự án Sky Garden ngõ 115 phố Định Công, Hong Kong Tower - nằm trên một con hẻm trên đường Voi Phục, Tràng An Complex - số 1 Phùng Chí Kiên, Garden Hill - 99 Trần Bình.... là những ví dụ điển hình.

Trước đây, không ít tòa nhà cao tầng trong các con ngõ nhỏ được đưa vào sử dụng như chung cư Nàng Hương (ngõ 583 Nguyễn Trãi), Nam Đô Complex (đường Đê La Thành)... đã gây ra tình trạng ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên vào giờ cao điểm tại những khu vực này.

Tuy nhiên, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, điều đáng lo ngại hơn chính là sự đảm bảo an toàn cho các cư dân tại đây khi các sự cố như hỏa hoạn có thể xảy ra. Xe cứu hỏa, xe cứu thương... sẽ khó tiếp cận các tòa nhà khi xảy ra sự cố.

Vị này cũng nhận định, tính thanh khoản cũng như tỷ suất lợi nhuận của những dự án trong khu vực trung tâm luôn cao hơn ngoại thành. Do đó, các doanh nghiệp tìm mọi cách để xin cấp phép dự án trong khu vực này.

"Thực trạng này cũng cho thấy sự thiếu tính toán trong quy hoạch, duyệt dự án một cách bừa bãi, tùy tiện", ông cho hay. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì bên được lợi sẽ chỉ có doanh nghiệp, còn cơ quan nhà nước phải chịu sức ép về quản lý do quá tải về hạ tầng, ùn tắc, dân số tăng...

Chia sẻ với VnExpress, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết, với quỹ đất hạn hẹp, việc xoay sở để có một khu đất trong các quận nội thành hiện nay không đơn giản. Tuy nhiên, ông thừa nhận khi đã được cấp phép dự án tại đây thì khả năng thành công của doanh nghiệp lớn hơn, chi phí đầu tư hạ tầng giảm đi, độ rủi ro cũng ít hơn. Do đó, với những đơn vị mới tham gia vào thị trường bất động sản thì việc xin một dự án trong nội đô được coi là phương án an toàn. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng những công trình cao tầng trong ngõ nhỏ gây ra không ít áp lực đối với hạ tầng của các khu cư dân xung quan

View more random threads: