-
Lễ bỏ mả của người Raglai - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
[IMG]/userfiles/image/2014/leboma4(1).jpg[/IMG]
Một nghi lễ trong lễ bỏ mả của người Raglai
(Cinet) – Là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của người đồng bào dân tộc Raglai, Lễ bỏ mả đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ngày 17 tháng 4 vừa qua.
Người dân tộc Raglai có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao trong đó đặc biệt và tiêu biểu nhất là lễ bỏ mả. Theo quan niệm của người Raglai thì: ‘”Chết không phải là hết mà là bắt đầu một cuộc sống mới ở thế giới khác”. Khi chết hồn người chết biến thành ma, do đó cần phải làm lễ bỏ mả, khi lễ bỏ mả hoàn tất thì người chết mới tới được thế giới của bên kia ( Thế giới nơi mà các hồn ma sống và làm việc như trên trần thế).
Trước kia người Raglai thường tổ chức lễ bỏ mả rất lớn nay tuy có phần thu hẹp do điều kiện hoàn cảnh song đây vẫn là một nghi lễ vô cùng quan trọng của đồng bào dân tộc nơi đây. Người Raglai và một số đồng bào dân tộc khác cũng có lễ bỏ mả vẫn giữ phong tục chôn chung và bỏ mả chung. Do đó để tổ chức được một lễ bỏ mả phải chuẩn bị trước đó hàng tháng. Lễ bỏ mả thường được tổ chức vào những ngày trăng sáng nhất trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Những gia đình có người thân làm lễ bỏ mả cùng cả dân làng tấp nập ra khu nhà mồ đã được dọn sạch sẽ và bắt đầu buổi lễ.
[IMG]/userfiles/image/2014/bo ma (3) nto.jpg[/IMG]
Sau khi các nghi lễ hoàn tất, người dân trong làng tụ họp lại và tổ chức ăn uống, trò chuyện...
Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho lễ hội bỏ mả..
Buổi lễ bỏ mả của người Raglai được tổ chức trang trọng với màn biểu diễn nhạc cụ mã la, đàn đá của các nghệ nhân người Raglai. Sau đó lễ bỏ mả được tiến hành bằng nhiều nghi thức khác như: lễ nhà mồ, lễ cúng và lễ đặt mô hình con tàu, lễ rước ông bà và vật thiêng, lễ giáp mặt tổ tiên và lễ tục chia của. Đối với người Raglai, việc tổ chức lễ bỏ mả là để thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người đang sống đối với người đã khuất, đồng thời còn là dịp thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa với công ơn ông bà, báo hiếu cha mẹ và còn biểu hiện tình làng, nghĩa xóm.
Với những ý nghĩa văn hóa, tâm linh quan trọng và đặc sắc như vậy, lễ bỏ mả của người Raglai đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngày 17 tháng 4 vừa qua, Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho lễ hội này tại thị trần Tô Hạp, huyện Khánh Sơn.
NLH
Theo cinet.vn
View more random threads:
- Bảo vật Quốc gia Thạp đồng Đào Thịnh: Hiện vật cổ độc nhất vô nhị
- Thanh Hóa: Hội nghị báo cáo kết quả khai quật khảo khổ hang Con Moong và hang Diêm
- Quyết định số 3989,3990,3991,3992,3993,3994,3995,3996,3997/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11: Xếp hạng di tích quốc gia
- Nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước về di sản dưới nước
- Lễ hội Ok Om Bok – Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của đồng bào Khmer
- Quyết định số 4083/QĐ-BVHTTDL ngày 20/11: Khai quật khảo cổ tại di tích Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Tâm tình Ví, Dặm - Lắng đọng những khúc hát dân ca
- Tổ chức Unesco vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam
- Hội thảo & Tập huấn các công ước và chương trình quốc tế của Unesco
- Lễ hội Bình Đà trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
đánh xinh tặng canh bé bây chừ còn là xu hướng ấm hot để các chị em đặc biệt quan hoài và lắm nhu cầu thực hành. Địa chỉ phẫu thuật thẩm mỹ ở đâu đặng nhất? Cùng Viola – Eva quãng ra địa chỉ thấm mỹ...
Khám Phá Địa Chỉ Thẩm Mỹ Vùng Kín...