Giá cả luôn là một trong những vấn đề đầu tiên được khách hàng cân nhắc trước khi quyết định mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường nói chung, trong đó có thị trường vận chuyển hàng hóa bắc nam.



Tình hình bất ổn của giá vận chuyển hàng hoá Bắc Nam

Việc một số cá nhân hoặc doanh nghiệp vận tải bắc nam tự tăng giá theo mùa cao điểm hay sẵn sàng chở quá tải không kiểm soát, chấp nhận đại hạ giá để dành giật khách hàng trong ngay cả trong mùa thấp điểm khiến doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hoá Bắc Nam phải tự lo thuê vận tải hàng hóa có thể gặp rủi ro bất kỳ lúc nào. Với thực trạng các thành phố lớn thường xuyên xảy ra kẹt xe, phương tiện vận tải hàng hoá bị ràng buộc bởi quy định lưu thông vào những giờ cố định. Khó khăn đều dồn lên những tuyến đường dài như vận chuyển hàng hoá Bắc Nam với khó khăn lớn nhất chính là không đáp ứng được thời gian giao hàn đúng thời hạn như trong hợp đồng. Sự phát triển của hệ thống cơ sở giao thông đường bộ Việt Nam không đáp ứng kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nhu cầu vận tải hàng hoá Bắc Nam, cộng với sự bùng nổ của ngành vận tả. Doanh nghiệp sẽ tốn thêm chi phí vận tải và bị động về thời gian. Và như đã nói ở trên, tình trạng giao hàng chậm sẽ làm nảy sinh thêm rất rất nhiều chi phí gây đau đầu và giảm uy tính doanh nghiệp. Do vậy giá cả cuối cùng với khách hàng cũng sẽ bất ổn theo.

Nguyên nhân bất ổn giá cả của vận chuyển hàng hoá Bắc Nam

Nguyên nhân chính là từ chính sách thuế thiếu đồng bộ của nhà nước khiến các doanh nghiệp có tuyến vận tải hàng hoá Bắc Nam hoang mang. Ví dụ như doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cho rằng: nhiều điều khoản trong lộ trình tính thuế cho doanh nghiệp vận tải chưa nhuần nhuyễn và thiếu đồng bộ; lệ phí, lộ phí cầu đường hiện nay không được tính vào chi phí hay cách tính tiêu hao nhiên liệu còn bất cập gây nhiều tranh cãi không xác định được đúng sai. Đơn cử như doanh nghiệp có tuyến chạy từ Hà Nội – Sài Gòn và ngược lại chi phí định mức 100km là 15 lit dầu và theo khảo sát với quãng đường cả đi và về tương đương là 4.000km x 15 lít = 600 lít. Tuy nhiên từ năm 2013, chi cục thuế huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên chỉ tính cho doanh nghiệp với mức tiêu hao 45% – 50% và yêu cầu đổ ở cây dầu của nhà nước. Vậy quãng đường xe phải dừng lại hay sao? 55% xe sẽ chạy bằng gì, xin lỗi đổ nước cũng phải mua! Ở trong cùng một tỉnh nhưng có tới 2 cách tính mức tiêu hao nhiên liệu, nơi thì 45% nơi thì 70%? Như vậy là thiếu cơ sở vững chắc trong thực thi văn bản, một ngành nghề, một địa phương nhưng lại có 2 mức áp thuế. Việc này có lẽ Cục thuế tỉnh Hưng Yên cần phải xem lại cách tính sao cho phù hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này.



Với sự thiếu khoa học và đồng bộ như vậy, công ty vận tải chúng tôi cũng không nằm ngoài sự quản lý của thị trường như vậy. Tuy nhiên nỗ lực lập bảng giá trong sự tham khảo giá chung của toàn ngành vó chuyến vận tải hàng hoá Bắc Nam cũng như cố gắng giữ cho mức giá cố định bằng cách cân đối chi phí luôn được chúng tôi làm hết sức mình, để đảm bảo uy tín và chất lượng dịch vụ cho quý khách. Quý khách có thể trải nghiệm và yên tâm về giá với công ty chúng tôi. Đặc biệt là cam kết giao hàng đúng thời hạn.