<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet)- Thời gian gần đây, nhiều hoạt động giao lưu mỹ thuật giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đã đem lại những tín hiệu tích cực, góp phần giới thiệu tới bạn bè quốc tế nền mỹ thuật Việt Nam thời hội nhập, hứa hẹn mở một trang sử mới đa dạng đa chiều cho bức tranh tổng thể mỹ thuật nước nhà.<br>
Trong bối cảnh chung của tình hình hội nhập, thị trường mỹ thuật Việt Nam cũng đang hòa mình với mỹ thuật quốc tế, từ đó tìm ra hướng đi mới, tạo nền tảng cho sự phát triển và khẳng định vị trí trong giai đoạn tiếp theo.<br>
Thị trường mỹ thuật Việt Nam thời gian qua đã có những biến đổi hết sức to lớn. Từ một thị trường mỹ thuật “phi thị trường” trước 1986 (hầu như chỉ phục vụ cho công tác tuyên truyền) đã biến thành một thị trường mỹ thuật sôi động sau “đổi mới”. Tuy vẫn có một thời gian như bế tắc nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy, sau giai đoạn mở cửa, các nghệ sỹ Việt Nam còn được “cởi trói” về tư tưởng. Họ không phải thường xuyên sáng tác những tác phẩm nghệ thuật phục vụ tuyên truyền mà còn được tự do tìm tòi, tự do khám phá cả về chất liệu, nội dung cũng như hình thức thể hiện. Làn gió mới này đã giúp cho những ý tưởng nghệ thuật thăng hoa, một thế hệ các nghệ sỹ Việt Nam đã trưởng thành mang đến cho đời sống nghệ thuật của Việt Nam một cách nhìn mới, một hình thức cảm thụ mới với những tác phẩm mang phong cách mới. Làn gió mới này không chỉ giúp các nghệ sỹ Việt Nam khẳng định tài năng trong nước mà còn hướng đến thị trường thế giới, nhiều tác giả và tác phẩm của nghệ sỹ Việt Nam đã được đưa đi triển lãm ở nước ngoài. Từ đây, cơ hội giao lưu với các nền nghệ thuật lớn trên khắp năm châu được mở rộng,…<br>

<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;"><em><span style="">Cuộc gặp gỡ hữu nghị giữa lãnh đạo Hội mỹ thuật ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vào tháng 12/2015</span></em></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;"></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;"><span style=""><em>Tranh sơn mài Việt Nam trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Singapore</em></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
Có ý kiến nhận định, mỹ thuật Việt Nam đang “bùng nổ” trong bối cảnh xã hội “đổi mới” và “mở cửa”, đời sống của giới họa sĩ trở nên sinh động hơn nhờ hoạt động triển lãm. Cho dù những tác phẩm của các danh họa Việt Nam chưa vào được các bảo tàng mỹ thuật lớn của thế giới thì ta vẫn đang từng bước vượt qua chính mình.<br>
Tuy nhiên, ở một tương lai xa hơn, như mục tiêu hướng đến của Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (theo Quyết định 1253/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2014) đã ghi rõ: Phát triển mỹ thuật theo định hướng ưu tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để các họa sĩ, nhà điêu khắc sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về mỹ thuật, hình thành lực lượng công chúng mỹ thuật ngày càng đông đảo; đưa mỹ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển...”. Về giải pháp thực hiện, đặc biệt đối với hoạt động hợp tác quốc tế, cần tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước, tổ chức quốc tế; mở rộng, phát huy các mối quan hệ hợp tác, liên kết nhằm tăng cường xúc tiến quảng bá, giới thiệu về tác phẩm mỹ thuật Việt Nam, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao vị thế mỹ thuật Việt Nam trên trường quốc tế…<br>

<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;"><em><span style="">Triển lãm và giao lưu nhóm hoạ sĩ Việt Nam - Malaysia - Thái Lan năm 2015</span></em></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
Như vậy có thể thấy rõ ràng đây là một trong những hướng đi hiệu quả và trên thực tế, mỹ thuật Việt Nam cũng đã nhìn ra điểm sáng từ việc mở rộng cánh cửa với thế giới. Điển hình là những cuộc giao lưu mỹ thuật tiêu biểu trong vòng 3-4 năm trở lại đây như: Năm 2013, người thưởng ngoạn tại Hà Nội đã có dịp mãn nhãn với Triển lãm hội họa “Giao lưu nghệ thuật Việt - Thái” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm giới thiệu tranh, tác phẩm điêu khắc, gốm... của gần 30 tác giả. Đây cũng là một trong các hoạt động nằm trong chương trình giao lưu nghệ thuật giữa nhóm nghệ sĩ Asia Art Link của Việt Nam và nhóm nghệ sĩ Thái Lan trong năm 2013 dưới sự hỗ trợ của Trường ĐH Văn hóa Hà Nội và ĐH Tổng hợp Naresuan (Thái Lan). Tiếp đó, tại Jecheon - Hàn Quốc đã có cuộc triển lãm tranh của các họa sĩ Việt Nam - Hàn Quốc nhân kỷ niệm 22 năm quan hệ hợp tác giữa hai nước.<br>
Đến năm 2014, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm tranh của 30 họa sĩ Việt Nam và 20 họa sĩ Hàn Quốc. Triển lãm giới thiệu tới công chúng tham quan 104 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc, trong đó có 80 tác phẩm của các nghệ sĩ tạo hình Hàn Quốc; ngoài ra là triển lãm tại Indonesia, Nhật Bản…<br>

<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;"><span style=""><em>Triển lãm giao lưu mỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015</em></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
Năm 2015, hàng loạt các cuộc triển lãm mỹ thuật giao lưu như giao lưu nhóm họa sĩ Việt Nam - Malaysia - Thái Lan; Triển lãm giao lưu sơn mài Việt Nam - Hàn Quốc; Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam tại Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Singapore… đặc biệt là cuộc gặp gỡ hữu nghị giữa lãnh đạo Hội mỹ thuật ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vào tháng 12/2015 đã góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các nghệ sĩ tạo hình ba nước, nâng cao chất lượng sáng tác mỹ thuật, đưa mỹ thuật ba nước phát triển mạnh mẽ.<br>
Bước sang năm 2016 này, khởi đầu đã có hàng chục triển lãm giao lưu giữa Việt Nam với các nước Mỹ, Đức, Ấn Độ, Bắc Kinh, Nga…<br>
Như vậy, có thể thấy rằng, các hoạt động giao lưu thực sự là “cầu nối” quan trọng, tuy chưa diễn ra với mức độ liên tục nhưng đã giúp cho đời sống nghệ thuật thêm phong phú, thu hút sự quan tâm chú ý của người thưởng ngoạn, kể cả công chúng trong nước và bạn bè quốc tế. Từ đó, góp sức đưa nền mỹ thuật nước nhà phát triển một cách toàn diện hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn nữa để từng bước phát triển ngang tầm khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển trên thế giới.<br>
<span style="">CN</span><br>
</div>

Theo cinet.vn