Ảnh minh họa (nguồn: internet)



(Cinet)- Ngày 1/2 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Ất Mùi), Nghi lễ dựng nêu do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức đã diễn ra Đại nội Huế.

Từ bao đời nay, hình ảnh cây nêu đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong mỗi dịp Tết Nguyên đán của người dân đất Việt. Nghi lễ này hàm chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với hy vọng về một năm mới an lành, tươi vui.

Hàng năm, vào dịp 23 tháng chạp, Trung tâm bảo tồn di tích cố dô Huế đều tái hiện lại nghi lễ này nhằm lưu giữ nét đẹp trong bản sắc văn hoá truyền thống - Tết của người Việt, đồng thời góp phần tạo không khí Tết ấm áp, thiêng liêng ở khu vực đền miếu, cung điện trong những ngày chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Nghi thức dựng cây nêu được chia làm hai phần, phần lễ đầu được bắt đầu bằng một đám rước với các nghi thức cờ lọng, trống kèn, đội nhạc vác Nêu, lính hầu…xuất phát từ cửa Hiển Nhơn. Trong nghi thức dựng nêu, cây nêu sẽ được buộc ấn triện, phướn dài, cái sọt đựng giấy tiền, cau trầu, … để cúng thần linh và xua đuổi ma quỷ. Đám rước sẽ băng ngang sân sau điện Thái Hòa đến Thế Tổ Miếu. Đoàn rước nêu gồm quân lính áo vàng, áo đỏ, đội đại nhạc, tiểu nhạc... Tại Thế Miếu, hương án với các lễ phẩm cùng đoàn bồi tự và đội đại nhạc đã sẵn sàng. Nghi thức dựng nêu gồm lễ bái, nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh trang nghiêm của đại nhạc. Tiếp đó, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên, báo hiệu ngày Tết đã đến trong hoàng cung.

Nét đặc biệt của lễ dựng nêu tại Hoàng Cung Huế là luôn gắn liền với đại nhạc, tiểu nhạc và với các nghi thức rất trang trọng. Khi cây Nêu được dựng lên, đầu ngọn nêu bao giờ cũng có treo ấn, tín, văn phòng tư bảo, biểu trưng của việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi.

Lễ hạ nêu tại sân Hiển Lâm Các sẽ được tiến hành vào sáng mồng 7 tháng Giêng và mọi công việc mới khởi sự.

CN

Theo cinet.vn

View more random threads: