Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, sự căng thẳng còn làm ảnh hưởng đến tâm trí và sức khỏe tinh thần của người mẹ mới sinh. Dĩ nhiên em bé cũng bị ảnh hưởng phần nào do bé có thể hấp thụ và cảm nhận trực tiếp từ mẹ: nếu mẹ vui thì con vui, mẹ trầm cảm buồn bã thì con quấy khóc và chậm lớn. Sinh nở được “mẹ tròn, con vuông” là một điều vô cùng hạnh phúc không chỉ với hai mẹ con mà còn với cả gia đình, vậy phải tận hưởng hạnh phúc này một cách thông minh nhất, chứ không nên để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng hay trầm cảm sau sinh rất tội nghiệp cho mẹ và bé.
Hướng dẫn mẹ: Mẹ mới sinh con nên tìm kiếm sự giúp đỡ để giảm tải trách nhiệm mà mẹ đang cáng đáng như chăm sóc nhà cửa, cơm nước, chăm con lớn… Sự phụ giúp của người thân hoặc biện pháp thuê người giúp việc có thể giúp mẹ có thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi thư giãn.

Cơ thể người mẹ cần kiêng cử sau sinh nên cần tránh ăn các loại thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm… Mẹ cũng nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn mướp, thịt đỏ các loại, cá nước ngọt, rau xanh, trái cây... Không cần kiêng cữ sau sinh quá vì nhiều người bị hậu sản hầu như là do việc ăn kiêng/ăn sai cách hay sinh hoạt kiêng khem quá đà không ra ngoài trời, dẫn đến thiếu vitamin và dễ nhiễm bệnh.
Hướng dẫn mẹ: Mẹ nên ăn đồ ăn mới và nóng, đủ dưỡng chất kèm theo uống nhiều nước để cơ thể sản xuất sữa chất lượng cho con bú.
3. Đừng tập thể dục nặng
Những ngày đầu mới sinh, mẹ sẽ mệt nhưng không mệt tới mức phải kiêng cữ sau sinh quá nhiều. Khi mẹ có thể hoạt động được thì nên trở dậy hoạt động ngay nhưng không được vội vã, “đốt cháy giai đoạn”. Nhiều mẹ vì sốt ruột trước cơ thể sồ sề sau sinh đã bắt đầu luyện tập từ rất sớm, đâu biết rằng tập thể dục khắc nghiệt, đặc biệt là vận động vùng xung quanh bụng, có thể ảnh hưởng đến tử cung, âm đạo và đáy xương chậu. Ngoài ra, tập thể dục nặng sau khi sinh khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và điều này thường làm cho tử cung chậm hồi phục hơn.
Hướng dẫn mẹ: Việc tập thể dục nên được thực hiện dần dần và khởi động bằng những động tác nhẹ nhàng và phải để ý để không làm ảnh hưởng đến vết mổ ở bụng hoặc vết rạch tầng sinh môn. Các bà mẹ sinh tự nhiên có thể bắt đầu vận động từ ngày 2-3 sau khi sinh, nhưng mẹ sinh mổ thì sẽ phải chờ đợi cho đến một tháng sau khi mổ; hoặc vết thương lành lại mới có thể tập những bài tập phức tạp.
Khi nâng vật nặng, mẹ sẽ phải vận dụng cả cơ bụng, điều này có thể ảnh hưởng đến vết mổ lấy thai hoặc vết thương ở tử cung. Đặc biệt các mẹ sinh mổ phải rất thận trọng bởi vì dù bên ngoài vết thương có vẻ lành lặn nhưng bên trong thì tổn thương chưa lành. Nếu mẹ nâng nhấc vật nặng hay nhón người với đồ trên cao có thể gây tổn thương vết mổ tử cung.
Hướng dẫn mẹ: Thường là sau khi sinh mổ lấy thai, tháng đầu tiên là thời gian phục hồi của vết thương ở tử cung và vết khâu ở bụng. Vì vậy, nâng vật nặng hoặc với tay trên cao sẽ khiến vết thương tổn thương hoặc lâu lành. Mẹ đừng đụng tay vào những việc quá sức, việc của mẹ lúc này là nuôi con bằng sữa mẹ thật tốt.
Cơ thể cần khoảng thời gian 20 ngày đến 1 tháng để hoàn toàn gột sạch sản dịch sau khi sinh, cho nên “chuyện ấy” lúc này là không nên. Hơn nữa, *** sau khi sinh con không phải là điều sung sướng dễ chịu gì đối với người mẹ bởi vì mẹ vẫn còn đau và cơ thể chưa tiết đủ hormon để có thể khiến hoạt động tình dục được trơn tru. Chưa kể quan hệ tình dục sớm có thể bị rách vết thương, gây nhiễm trùng vùng kín.
Hướng dẫn mẹ: Bạn phải kiêng cữ sau sinh ít nhất sáu tuần sau khi sinh để cơ thể trở lại bình thường rồi hãy quan hệ tình dục. Mang thai, sinh con và chăm con khiến người mẹ mệt mỏi, căng thẳng, giảm ham muốn. Chưa kể mẹ còn khô hạn do cơ thể tạm ngưng rụng trứng, nên quan hệ lúc này sẽ rất đau rát. Mẹ có thể chờ đến 8 tuần sau sinh, hoặc khi nào mẹ sẵn sàng.