Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào 62 dự án trong lĩnh vực du lịch, với tổng số vốn kêu gọi đầu tư là trên 11.862 tỉ đồng và trên 714 triệu USD.













Khu du lịch sinh thái biển Hà Tiên (Kiên Giang)




Đây là những dự án trọng điểm về du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Khu du lịch sinh thái Cồn Khương, Phong Điền (thành phố Cần Thơ); khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Cồn Phụng, Cồn Quy (tỉnh Bến Tre); khu du lịch sinh thái ven biển Gành Hào (tỉnh Bạc Liêu); khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên (tỉnh An Giang); khu du lịch Quần đảo Bà Lụa (tỉnh Kiên Giang)…<o></o>

Do Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng phát triển du lịch xanh với nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, nền văn hóa lúa nước bản sắc và con người hòa đồng thân thiện, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Do đó, việc phát triển du lịch xanh là thực sự cần thiết và đây cũng cần là định hướng lâu dài cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến động của môi trường tự nhiên. Khu vực này đang xây dựng định hướng phát triển theo tiêu chí du lịch xanh và xây dựng du lịch xanh như một thương hiệu của Đồng bằng sông Cửu Long.<o></o>

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, có diện tích tự nhiên 5,6% diện tích lưu vực. Đây là vùng có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đặc biệt là du lịch sinh thái. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khu vực này là 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó sẽ ưu tiên phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường và khẳng định môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị hưởng thụ du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân theo quy định của pháp luật về môi trường…<o></o>

Được biết, thời gian qua, tốc độ tăng trưởng du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bình quân năm luôn đạt trên 2 con số. Năm 2014, khu vực này đã đón được hơn 22,4 triệu lượt khách, trong đó có 1,83 triệu lượt khách quốc tế. Thu nhập du lịch đạt 6.360 tỉ đồng, tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho lao động xã hội, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.<o></o>

Để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án du lịch nói trên, giải pháp định hướng phát triển du lịch bền vững của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới là, các địa phương phải có sự quy hoạch sản phẩm du lịch trên cơ sở đặc điểm chung của vùng, tạo ra nét đặc trưng riêng, cần lập kế hoạch đầu tư hạ tầng gắn với du lịch, từ đó huy động các nguồn lực xã hội, nhà nước để đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đồng thời cần có sự liên kết giữa các địa phương, hạn chế chồng chéo, tạo được sản phẩm đặc trưng, xây dựng thương hiệu, phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch có trách nhiệm, gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.<o></o>


Theo vietnamtourism.com

View more random threads: