Trong một xã hội mà các kỹ thuật, công nghệ phát triển như ngày này, kỹ thuật 3D đang là một trong những lĩnh vực phát triển và có đóng góp nhiều cho ngành in ấn hiện nay. Thực tế chứng minh rằng, hầu hết mọi người để biết những hình ảnh này xong chỉ một bộ phận nhỏ biết cách hay là kỹ thuật đã tạo ra chúng. Để tạo ra những hình ảnh đó, công nghệ chuyên dụng được ra đời, đó là công nghệ Lenticular, và chúng ta sẽ đi nghiên cứu về công nghệ này ngay sau đây.
Quá trình hình thành hiệu ứng lenticular trong in ấn 3D

Năm 1940 người ta bắt đầu phát hiện ra cách sử dụng hiệu ứng lenticular bằng cách sử dụng các tấm lenticular khác nhau phỏng theo nguyên tắc hợp thị, điều này giúp bề mặt ảnh trên bề mặt phẳng có độ nông sâu khác nhau và trở nên nổi trội hơi.

Đối với hình ảnh được sử dụng hiệu ứng lenticular cho phép người nhìn quan sát được nhiều hình ảnh khác nhau thông qua góc nhìn và vị trí đứng của người quan sát khi thông qua thấu kính.

Bước thứ 2 là xử lý hình ảnh qua các dải kính, thường sẽ được xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng chia thành các dải nhỏ nằm cạnh nhau.

Cách xử lý các hình ảnh này cũng trở nên đặc biệt hơn, thông thường cần sử dụng tới các phần mềm chuyên biệt và đặt thành dãy tại các nơi có hình ảnh.

Càng nhiều hình ảnh dưới thấu kính thì hình ảnh được xử lý sau cùng sẽ càng đặc biệt.

Với hiệu ứng lenticular việc tạo ra video cũng trở nên đơn giản hơn, tuy nhiên điểm hạn chế của chúng là chỉ tạo ra được đoạn video ngắn chỉ khoảng 1 phút 30s.

Hiệu ứng lenticular sử dụng vật liệu nào?

Nhìn chung các tấm lenticular đều được chú ý gia công cẩn thận cả về cấu trúc bề mặt lẫn phần vật liệu làm chúng. Các loại nhựa có độ trong suốt cao và có khả năng dát mỏng được ưa chuộng như PVC, APET,..

Tính chất vật lý của các tấm này tương tự như các thấu kính, với độ dày chỉ từ 1-3mm và bề mặt có nhiều gân nhỏ khác nhau mà việc khúc xạ và truyền tải hình ảnh cũng trở nên dễ dàng hơn. Mặt sau các tấm lenticular có các gân nhỏ và phẳng để thuận tiện cho việc dán và in hình lên trên đó.
Mỗi giải của ảnh được thay đổi và hiển thị tùy theo góc nhìn, đây là một trong những kết quả của nguyên tắc hợp thì nhờ sự thay đổi của khúc xạ ánh sáng trên bề mặt.

Mỗi loại gân dày và gân mỏng đều có những ưu và nhược điểm cũng như được sử dụng vào các mục đích chuyên biệt khác nhau. Đối với loại gân nhỏ và dày sẽ chuyển vào thể hiện chiều sâu của vật trong khi loại mỏng chuyên về thể hiện hành động của ảnh, giúp tạo video tốt hơn so với loại còn lại.

Những ứng dụng điển hình của lenticular

Ảnh 3D có ưu điểm là tính sinh động, đối với các hình ảnh có độ nông sâu và màu sắc đẹp như hình ảnh 3D khi nhìn vào sẽ tạo cho người nhìn cảm giác chân thật nhất định, thậm chí người nhìn còn tưởng chừng như hình ảnh đố đang chuyển động. Đây cũng là một trong những ưu điểm giúp chúng trở nên phổ biến xuất hiện trong các hình ảnh quảng cáo hay bảng hiệu. Thêm vào đó là tuổi thọ cực tốt cũng giúp chúng được ưa chuộng hơn, theo các thống kê và đánh giá độ bền cùng độ chống chịu lại các yếu tố môi trường thì một biển quảng cáo được in bằng hiệu ứng lenticular có độ bền lên tới 30 năm.

>>> Xem thêm : 3D Solution Product - Các điểm đặc biệt của hiệu ứng Lenticular