Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đôi khi rất mơ hồ, người bệnh thường chủ quan khi có các triệu chứng như đau nhức vùng thắt lưng, mông, tuy nhiên đây có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nhằm giúp quý bệnh nhân hiểu thêm về bệnh lý xương khớp thường gặp này, ban biên tập website chúng tôi xin gửi đến quý độc giả một số triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà bạn nên lưu ý tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thống kê cho thấy ở nước ta có khoảng 30% dân số bị đau lưng, hông, tê bì chân tay do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Trong đó, 17% người trên 60 tuổi bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng đau: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp nhất, người bệnh sẽ thấy đau nhức vùng thắt lưng có thể là đau âm ỉ, dữ dội, cơn đau có thể lan từ vùng thắt lưng xuống hai chi dưới, đau liên tục khi đứng khi đi đứng, ngồi, ho hoặc hắt hơi. Cơn đau chỉ giảm nhẹ khi nghỉ ngơi tuy nhiên khi bạn vận động thì nó lại tái diễn.

Triệu chứng tê bì: Ngoài các cơn đau thì tê bì cũng là một trong những biểu hiện của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép mà người bệnh có thể có cảm giác như tê mặt ngoài bàn chân, gót chân, mặt ngoài bắp chân, mu bàn chân hay mặt trước xương chày, mặt trước đùi,..

Xem thêm phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.vn/phu...-tai-bien.html

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Triệu chứng teo cơ, yếu liệt: Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian bệnh khởi phát. Lúc này, các nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, người bệnh có thể thấy một chân hay hai chân bị teo nhỏ khiến người bệnh đau nhức, đi lại và vận động khó khăn. Một số người bệnh không đi được mà phải nằm một chỗ.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không được được phát hiện sớm và có cách chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn gây nên các biến chứng nguy hiểm nếu bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng bệnh nhân có thể bị bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn hay tàn phế suốt đời do bị liệt.

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Khi bệnh nhân bị đau lưng trên 1 tuần, gây khó chịu cho hoạt động, sinh hoạt hằng ngày
  • Có biểu hiện đau lưng xảy ra ngay sau ngã hoặc sau chấn thương
  • Cơn đau đánh thức bạn vào ban đêm
  • Đau lưng kèm theo sốt và gầy sút không rõ nguyên nhân.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, việc phát hiện bệnh sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ giúp bạn giảm thiểu được các biến chứng đồng thời không làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Theo các bác sĩ vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp vai việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phải tùy theo mức độ bệnh, tình trạng bệnh cũng như thể trạng hiện tại của bệnh nhân, khi đã đánh giá được mức độ tổn thương các bác sĩ đưa ra các liệu pháp hỗ trợ điều trị khác nhau có thể là biện pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn hay hỗ trợ điều trị can thiệp phẫu thuật.

Các kỹ thuật vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu, siêu âm, sóng ngắn, chiếu hồng ngoại, kéo giãn cột sống,… cùng các bài tập vận động trị liệu sẽ giúp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hồi phục 70-80% mà không cần dùng thuốc hay phải phẫu thuật.