Trong bối cảnh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường như hiện nay, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao để khách hàng quay trở lại ngày càng trở nên khó khăn hơn. Tìm hiểu lợi ích và giải pháp AZ Travel 3 in 1 giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay lại.

1. DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN MẤT KHÁCH HÀNG
Có nhiều nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu làm sao để khách hàng quay trở lại, chúng ta cần đánh giá các nguyên nhân khiến khách rời đi.

Doanh nghiệp mất khách hàng có thể bởi rất nhiều lý do. Từ lý do khách quan cho đến lý do chủ quan của doanh nghiệp như:

Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không đồng nhất
Nhân viên doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng không chuyên nghiệp
Sản phẩm thực tế khách hàng nhận được không như mong đợi
Áp giá sản phẩm sai
Tăng số lượng đối thủ cạnh tranh
Vấn đề của khách hàng không được lắng nghe và giải quyết nhanh chóng; …
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có tất cả những dấu hiệu trên. Khả năng khách rời đi sẽ rất lớn và bạn sẽ không thể giữ khách hàng trung thành.


2. THIỆT HẠI CỦA VIỆC MẤT KHÁCH HÀNG
2.1. CHI PHÍ MẤT ĐI MỖI KHÁCH HÀNG
Lấy ví dụ một khách hàng A sử dụng dịch vụ của bạn. Mỗi tháng họ trả cho bạn 300 nghìn đồng. Nếu bạn mất đi anh ta, mỗi tháng bạn sẽ mất 300 nghìn đồng. Đây là con số không lớn, và có thể không làm ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu công ty bạn. Tuy nhiên, số tiền mà doanh nghiệp của bạn mất trong năm sẽ là 3 triệu 600 nghìn đồng. Giả sử 1 khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn trong 10 năm, số tiền mà bạn mất là 36 triệu đồng.

làm sao để khách hàng quay trở lại
Việc mất đi dù chỉ một khách hàng cũng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp

Trên thực tế, cái mà doanh nghiệp thực sự mất đi còn “kinh khủng” hơn rất nhiều.

Khách hàng A sẽ có rất nhiều mối quan hệ. Theo nghiên cứu, A sẽ nói vấn đề, sự không hài lòng với dịch vụ của doanh nghiệp cho khoảng 20 người. Theo hiệu ứng Domino thì con số những người “nghe ngóng” được thông tin là một con số rất lớn. Giả sử chỉ có 20 người tin lời A và từ bỏ dịch vụ của bạn, thì số tiền mà bạn mất mỗi năm sẽ lên đến 72 triệu đồng và 10 năm là 720 triệu đồng.

2.2. LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP CÓ THỂ CHƯA BIẾT
Đánh giá từ góc độ chi phí thì chi phí giữ khách hàng thấp hơn rất nhiều so với chi phí để kiếm được một khách hàng mới. Ví dụ, bạn mất khoảng 200 nghìn đồng để khiến khách hàng A hài lòng. Anh ta sẽ nói với 20 người khác về trải nghiệm của mình. Trong khi đó, để kiếm được 20 khách hàng mới. Bạn có thể sẽ mất khoảng vài triệu đồng.

Rõ ràng, bài toán làm sao để khách hàng quay trở lại nếu được giải quyết sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn rất nhiều lợi ích.

3. LÀM SAO ĐỂ KHÁCH HÀNG QUAY TRỞ LẠI VÀ XÂY DỰNG KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH
làm sao để khách hàng quay trở lại
Dịch vụ làm hài lòng khách hàng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng ở lại

Câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp đó là làm sao để giữ khách hàng. Bạn có thể áp dụng một số bí quyết giữ khách hàng dưới đây:

3.1. CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐỒNG NHẤT
Nhiệm vụ của doanh nghiệp trên hành trình giữ khách hàng trung thành. Đó là làm sao để cung cấp được dịch vụ làm hài lòng khách hàng. Dịch vụ hoàn hảo là khi doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ đồng nhất. Và đi kèm với hỗ trợ trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

3.2. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN
Làm sao để khách hàng quay trở lại? Các chủ doanh nghiệp nên tập trung vào phát triển đội ngũ nhân viên của mình. Nhân viên của bạn cần có một thái độ làm việc tốt và biểu hiện tốt trong công việc. Với đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên chính là chìa khóa cho cách giữ chân khách hàng hiệu quả.

làm sao để khách hàng quay trở lại
Hãy nói chuyện thoải mái với khách hàng thay vì nói như một cỗ máy

CRM quản lý nhân sự doanh nghiệp du lịch như thế nào?
3.3. XÂY DỰNG PHONG CÁCH GIAO TIẾP CHUYÊN NGHIỆP
Sự chuyên nghiệp trong giao tiếp giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái và đánh giá cao dịch vụ của doanh nghiệp.
3.4. LÀM SAO ĐỂ KHÁCH HÀNG QUAY TRỞ LẠI - GIỮ KẾT NỐI VỚI KHÁCH
Hành động này nhắc nhở cho khách hàng nhớ về những dịch vụ mà bạn cung cấp. Họ sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ của bạn nếu có nhu cầu trong tương lai. Nên gửi mail hàng tháng để cập nhật thay đổi trong chính sách và các sản phẩm, dịch vụ của bạn để khách nắm được.

Vậy làm sao để thực hiện được những điều trên? Làm sao để khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ của bạn? Làm sao xây dựng khách hàng trung thành? Hãy sử dụng phần mềm CRM (Customer Relationship Management) - Phầm mềm quản lý khách hàng của AZ Solutions.

Tại sao CRM là phần mềm chăm sóc khách hàng ưu việt nhất hiện nay

4. AZ CRM - PHẦN MỀM CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG DU LỊCH

Quản lý khách hàng đa kênh: Hợp nhất toàn bộ yêu cầu khách hàng từ mọi kênh: Facebook, Zalo, Livechat, điện thoại Hotline, SMS, Email... vào một màn hình quản trị duy nhất
Kết nối trực tiếp kho hàng, giúp Sale dễ dàng tìm Booking tư vấn cho khách, tăng tỷ lệ chốt Sale
Tạo đơn hàng nhanh chóng trên Tab quản lý khi khách xác nhận mua sản phẩm.
Lưu trữ khách hàng: Phân loại khách hàng theo độ tuổi, giới tính, vùng miền... Dữ liệu phân quyền theo từng bộ phận, giúp bảo mật dữ liệu, tránh mất mát rơi rụng thông tin.
Chăm sóc khách hàng: Đặt lịch, nhắc lịch làm việc với khách hàng giúp Doanh nghiệp và nhân viên không bao giờ bỏ quên khách hàng. Dễ dàng cập nhật thông tin khách hàng, các cơ hội, báo giá, hợp đồng.
Email Marketing: Tự động gửi email chúc mừng sinh nhật khách hàng. Gửi email chương trình khuyến mãi, Voucher, hợp đồng, báo giá. Thống kê tỷ lệ Open, Click giúp theo dõi chuyển đổi trên các chiến dịch Email Marketing.
Báo cáo bán hàng tự động: Quản lý đánh giá hiệu quả của hoạt động chăm sóc khách hàng thông qua biểu đồ doanh thu, báo cáo tỷ lệ chuyển đổi, báo cáo doanh thu chi phí chiến dịch giúp ra quyết định tốt hơn.
Tổng đài CSKH: Ghi âm lịch sử cuộc gọi, hiển thị lại lịch sử giao dịch. Thực hiện cuộc gọi bằng "Click to call" trực tiếp từ CRM, không cần bấm số điện thoại.
AZ CRM là một trong 3 tính năng thuộc AZ Travel 3 in 1: Website tích hợp hệ thống quản lý nghiệp vụ du lịch CRM - ERP