Cách giặt giày và làm khô sau khi giặt giày thường là nỗi ám ảnh. Vì nếu làm khô giày không đúng cách, nguy cơ giày bị bay màu. Thậm chí, giày biến dạng một cách xấu xí không thể nào mang tiếp được là rất cao.
1. Phơi giày buổi tối
Bóng râm là nơi lý tưởng nhất để phơi khô giày sau khi giặt. Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên phơi giày ở gần lò sưởi. Vì khí nóng làm giày dễ bị bạc màu, nứt và cứng. Khi phơi giày bạn nên vo tròn cục giấy màu trắng hoặc miếng bùi nhùi hay vải vụn vào trong đôi giày. Việc này giúp định hình form giày không bị biến dạng méo mó sau khi giặt và phơi.
2. Sử dụng máy sấy làm khô giày
Máy sấy sẽ giúp bạn có đôi giày khô nhanh chóng. Nhưng chỉ nên áp dụng đối với loại giày chất liệu là cotton, sợi tổng hợp, không là loại đế cứng, gel. Đặc biệt, tuyệt đối không nên áp dụng lên giày da, vì hơi nóng sẽ làm hỏng giày. Sử dụng máy sấy ở nấc vừa phải, sau đó cầm máy sấy ở khoảng cách từ 20–30cm hướng trực tiếp vào giày vải. Cố gắng sấy đều hết toàn bộ giày trong suốt quá trình làm khô. Không nên để quá lâu vào một chỗ vì hơi nóng sẽ làm tăng nhiệt độ tại một vùng dẫn đến hỏng giày. Bạn cứ lặp lại đến khi cảm thấy giày đã khô ráo, thường khoảng trên 30 phút.
3. Dùng máy sấy quần áo làm khô giày
Đối với sneaker, giày da, giày chống thấm Gore-Tex, không dùng máy giặt, máy sấy quần áo. Vì nhiệt độ cao có thể làm hỏng chất liệu da. Làm đầy máy sấy với khăn rửa chén và khăn lau nhưng không nhất thiết phải nhét quá đầy. Mở cửa máy sấy. Đặt giày vào với phần mũi giày hướng lên trên, đế giày hướng ra ngoài.
Móc dây giày lên phần trên cùng của cửa máy sấy. Sau đó, cẩn thận đóng chắc cửa lại, dây giày nên nằm ngoài máy sấy. Treo giày vào cửa sẽ giúp giày không bị va chạm với lòng máy sấy. Đồng thời, tránh làm hỏng máy đồng thời giúp bảo quản đế giày. Thiết lập chu trình sấy nhiệt độ thấp hoặc trung bình không quá 60 phút. Mở cửa kiểm tra giày sau khi chu trình sấy kết thúc.
4. Sử dụng quạt máy làm khô giày
Vào buổi tối khi giặt giày thường sẽ lâu khô vì thiếu bóng râm để phơi giày. Tuy nhiên bạn lại có thể tận dụng gió từ quạt để làm khô giày. Sử dụng móc quần áo cũ, các bạn cột dây giày vào hai đầu của móc sao cho cân bằng nhau. Hướng mặt trong của đôi giày vào phần cánh quạt. Hơi gió sẽ đưa các hơi nước bên trong giày phân tán giúp giày khô nhanh chóng.
5. Phơi giày gần dàn nóng máy lạnh
Sau khi giặt giày bạn treo ngược giày lên ở những chỗ thoáng mát như dàn nóng máy lạnh. Dàn nóng máy lạnh sẽ tỏa nhiệt làm khô giày của bạn. Chú ý khoảng cách treo giày gần dàn nóng máy lạnh xa hay gần tùy thuộc vào mức nhiệt tỏa ra nhé!
6. Giấy báo và gạo làm khô giày
Giấy báo là loại vật liệu thấm hút rất tốt. Ngoài công dụng hút ẩm khử mùi cho giày thì còn có tác dụng làm khô giày nhanh. Bạn sử dụng các tờ giấy báo, bỏ qua các trang mực in đậm và hình ảnh nhiều, mực in có thể sẽ dính vào giày. Vo tròn nhét thật chặt vào bên trong giày căng thì thôi. Bên ngoài các bạn buộc một lớp giấy báo mỏng để hút ẩm ở mặt ngoài giày rồi đặt nơi khô ráo. Lặp lại các bước trên sau mỗi 20 phút, đôi giày sẽ trở nên khô ráo một cách tự nhiên.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một hộp giày cũ. Sau đó dùng gạo đổ đầy vào bên trong giày, cũng như bên trong hộp rồi để nơi khô ráo trong vài tiếng đồng hồ. Gạo có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt, sẽ giúp phần bên trong giày khô ráo và cả lớp ngoài của giày.
Nếu bạn bận rộn và không có thời gian cho việc chăm sóc đôi giày thân yêu của mình, hãy liên hệ với chúng tôi. Dịch vụ giặt hấp giày giao nhận tận nơi tại TPHCM và Hà Nội.


HÀ NỘI
29 Láng Hạ, Đống Đa
Hotline: 0989522333
Website: thegioigiatsay.com

TPHCM
140 Điện Biên Phủ, phường 17, Bình Thạnh
Hotline: 0977696731
Website: giatsaysaigon.com