Khởi đầu thuận lợi

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Tính đến hết tháng 2, XK thủy sản cả nước đạt khoảng 1,13 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, XK cá tra đạt 284 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018. Ông Doãn Tới-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt cũng nhìn nhận: Với đà hiện tại, nhiều khả năng trong năm 2019, cá tra tiếp tục duy trì mức giá cao, có lợi cho người nuôi và DN XK.


Còn theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): Năm 2019, dù có các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại ở một số quốc gia NK nhưng không có dấu hiệu nào về sự đi xuống của thị trường tiêu thụ cá tra. Triển vọng của ngành khá vững chắc. Đại diện Tổng cục Thủy sản phân tích: Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung là cơ hội tốt để DN Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị phần cá thịt trắng tại Mỹ do sự thiếu hụt tạm thời cá rô phi ở thời điểm hiện tại. Với Trung Quốc, chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi linh hoạt tùy theo từng thời điểm với mục đích hạn chế và duy trì lượng hàng hóa NK từ Việt Nam theo hướng có lợi nhất cho phía Trung Quốc. Điều này khiến các DN Việt Nam thường ở thế bị động. Tuy nhiên, hiện nay các quy định của Trung Quốc về việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và vấn đề truy xuất nguồn gốc khi XK đi thị trường Trung Quốc đang tạo cơ hội để phát triển bền vững thị trường quan trọng này.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, năm 2019, XK cá tra phải đối mặt với không ít thách thức như: Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường NK; giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu còn cao; truyền thông bôi nhọ tại một số thị trường tiêu thụ thủy sản... Ngoài ra, với tốc độ tăng trưởng của thị trường Trung Quốc trong 3 năm trở lại đây (với mức tăng trưởng tỷ trọng bình quân khoảng 6%/năm), dự báo nhu cầu về sản lượng cá nguyên liệu có thể tăng lên 2 triệu tấn sau 3-4 năm tới. Việc gia tăng sản lượng nguyên liệu trong thời gian tới đặt ra vấn đề phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý, đồng thời cũng quan tâm đến vấn đề môi trường trong sản xuất, quy hoạch vùng nuôi... Tag: máy sục khí turbine

Nâng chất lượng, mở thị trường

Năm 2019, toàn ngành thủy sản đặt mục tiêu sản lượng nuôi cá tra đạt 1,51 triệu tấn, tăng 6,6% so với năm 2018; kim ngạch XK đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2018.

Theo ông Tới, để phát triển bền vững ngành hàng cá tra không nên mở rộng quá nhiều diện tích, sản lượng mà cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường... Về vấn đề này, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đưa ra phân tích kỹ lưỡng hơn. Cụ thể, với thúc đẩy cải thiện chất lượng ngành cá tra, trọng tâm là cải thiện chất lượng con giống, chất lượng cá tra nguyên liệu ở khâu nuôi trồng gắn liền với việc cải thiện chất lượng môi trường. Ngoài ra, cần tập trung phát triển các thị trường có sẵn, đặc biệt là ở 4 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Asean với thị phần chiếm từ 50-60%. "Hiệp hội cá tra Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước của ngành cá tra như tổ chức tham gia nhiều hoạt động xây dựng bản tin giá cả, bản đồ vùng nuôi cá tra, hội chợ, hội thảo kết nối DN mở rộng thị trường Mỹ, EU,..., đặc biệt là thị trường Trung Quốc tại các tỉnh Trạm Giang, Phòng Thành Cảng, Tứ Xuyên, Thượng Hải, Thanh Đảo,...", đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhấn mạnh. Tag: máy sục khí tuabin

Từ góc độ địa phương, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp đưa ra phân tích: Mặt hàng cá tra có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối, nhu cầu thị trường lớn và chủ yếu là XK. Do vậy, Sở kiến nghị thay vì quản lý bằng quy hoạch, diện tích, sản lượng, Bộ NN&PTNT hãy siết chặt quản lý về con giống, điều kiện nuôi, xả thải...; đồng thời cần có chính sách nhằm đảm bảo 100% diện tích nuôi phải tham gia theo chuỗi và có chính sách hỗ trợ DN chế biến đa dạng hoá sản phẩm, chế biến sâu... Về vấn đề này, theo ý kiến của Sở NN&PTNT Vĩnh Long, Bộ NN&PTNT cần ban hành các quy định thống nhất, chặt chẽ và cụ thể hơn để quản lý chất lượng và điều kiện sản xuất con giống cá tra.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Ngành hàng cá tra đã tăng trưởng liên tục trong 3 năm gần đây, nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao, trong khi chất lượng con giống vẫn chưa được cải thiệt rõ nét, vẫn còn một số cơ sở nhỏ lẻ chưa tham gia vào chuỗi liên kết. Trước bối cảnh đó, các địa phương vùng ĐBSCL cần đánh giá thực trạng liên kết chuỗi ở địa phương, có giải pháp vận động, hướng dẫn người dân, DN tham gia liên kết chuỗi; kiểm soát tốt quy hoạch, không để xảy ra tình trạng tự phát tăng diện tích ươm nuôi vượt kiểm soát. Bên cạnh đó, các DN cần nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị cho sản phẩm. Con giống có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất. Vì vậy, các địa phương, DN cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giống cá tra theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm... Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giao Tổng cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt Đề án sản phẩm quốc gia cá da trơn, tăng cường công tác thanh kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào... Tag: máy sục khí ly tâm

Nguồn: baohaiquan.vn/chia-khoa-nao-giup-xuat-khau-ca-tra-ben-vung-101546.html