"Chú lính chì" Thiện Nhân. (Ảnh: Lê Hiếu)



(Cinet)- Bộ phim tài liệu “Lửa Thiện Nhân” mấy ngày qua đã có sức hút đặc biệt với khán giả. Bởi có lẽ bộ phim là một câu chuyện đẹp, một câu chuyện tử tế trong một xã hội mà nhiều giá trị sống ít nhiều bị đảo lộn…\r
Tái hiện chân thực\r
Câu chuyện về cậu bé Thiện Nhân bị bỏ rơi và bị động vật ăn mất một chân và bộ phận sinh dục cùng hành trình chị Mai Anh nhận nuôi bé từng gây sốt truyền thông một thời gian dài. Trước rừng thông tin, các phóng sự, phim ngắn về cậu bé này, tham vọng làm một bộ phim hiện thực quả là một thách thức với một đạo diễn lần đầu làm phim. Đạo diễn Đặng Hồng Giang kể, năm 2006 anh còn làm báo phải bỏ dở dòng tin về cậu bé bị bỏ rơi, nhưng đến năm 2008 khi đang theo khóa học làm phim ở nước ngoài, những thông tin về chị Mai Anh nhận nuôi bé đã thôi thúc anh phải làm.\r
Đạo diễn chia sẻ: “Khi bắt tay thực hiện bộ phim này, chính tôi cũng chưa định hình rõ nét đường dây kịch bản như thế nào để hấp dẫn nhất. Tôi chỉ biết Thiện Nhân là một câu chuyện đẹp, đầy ắp tình người cần được lan tỏa, không chỉ với khán giả trong nước mà còn đến được cả với bạn bè quốc tế. Bởi lẽ, những triết lý về cái ác, điều thiện, tình thương yêu, lòng nhân ái thì dù ở phương Đông hay phương Tây cũng đều như nhau. Đó chính là niềm tin dẫn dắt tôi thực hiện bộ phim. Và tôi cũng tin rằng, mỗi khán giả xem phim dù có thể chưa giúp được gì cho nhau, nhưng ít nhất cũng sẽ mang đến cho nhau những ứng xử tử tế hơn, tốt đẹp hơn”.\r
Để có được những thước phim chân thực nhất về cuộc sống của mẹ con chị Mai Anh, bên cạnh những tư liệu quý giá của gia đình cung cấp, đạo diễn đã phải 3 năm đeo bám đối tượng. “Có thể ban đầu nhân vật khó chịu nhưng phải có thời gian, có khi là cả ngày tôi mới bắt được một chi tiết, để nhân vật bật ra cái tôi của mình”, đạo diễn Đặng Hồng Giang cho biết.






Đạo diễn Đặng Hồng Giang và bé Thiện Nhân.



Hơn 3 năm là khoảng thời gian đạo diễn đeo đuổi cùng các nhân vật, là hành trình theo Thiện Nhân và gia đình đến các bệnh viện khác nhau để khám, chữa bệnh. Thậm chí, chị Mai Anh mẹ của Thiện Nhân cũng phải thừa nhận vì trong lúc vừa phải chăm 3 đứa con, vừa phải làm phim nên nhiều khi không tránh khỏi cáu gắt, cảm giác bực bội vì bị làm phiền.\r
Chị chia sẻ: “Càng đi với nhau để dựng phim trong những ngày đầu bấm máy chỉ nghĩ đến cậu bé Thiện Nhân, một mẹ Mai Anh thôi. Nhưng dòng chảy của cuộc sống của chính mấy mẹ con. Tôi nghĩ rằng đã kéo theo dòng chảy của bộ phim cho đến ngày hôm nay. Và sau 3 năm bấm máy, thì bộ phim đến nay vẫn hoàn toàn rất là mới. Như ngày hôm nay mới bắt đầu”.







Sau 3 năm đằng đẵng, “Lửa Thiện Nhân” đã ra mắt và ngay lập tức gây xúc động với khán giả bởi tất cả những hình ảnh tái hiện hết sức chân thực. 77 phút của phim là 77 phút khán giả khóc, cười cùng các nhân vật. Lần đầu tiên, nhiều khán giả được chứng kiến trọn vẹn hành trình gian khó đầy ắp những nỗi đau của Thiện Nhân, từ khi em sinh ra, đến những ngày đầu tiên được nhận nuôi, những cuộc phẫu thuật, mỗi chuyến đi… đều đem lại những cảm xúc dâng trào.\r
Lan tỏa ngọn lửa Thiện Nhân\r
Không chỉ dừng lại ở câu chuyện của Thiện Nhân, “Lửa Thiện Nhân” còn nối dài tới nhiều số phận bất hạnh khác nhau. Từ câu chuyện của “chú lính chì”, hàng ngàn trường hợp khuyết tật bộ phận sinh dục khác đã được các bố mẹ gửi đến chị Mai Anh, nhiều và đau đớn…\r
Người mẹ này tâm sự, hành trình chữa bệnh cho Thiện Nhân và sau này là nhiều em bé khác mà “Quỹ Thiện Nhân” giúp đỡ là một hành trình vô cùng mệt mỏi. Nhưng mỗi lần thấy chùn bước, chị lại thấy có người đẩy mình đi: “Tôi đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều người và hành trình ấy cứ tiếp tục mãi”.\r
Đạo diễn Đặng Hồng Giang cũng áy náy vì trong phim chưa lột tả được hàng nghìn tấm lòng hảo tâm đóng góp cho Thiện Nhân và “Quỹ Thiện Nhân” giúp hàng trăm bé. Khán giả có thể thấy lòng tốt hiện diện xuyên suốt bộ phim. Đó là vợ chồng anh Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và chị Na Hương, không vắng mặt trong hành trình của mẹ con bé Thiện Nhân. Đặc biệt, là hình ảnh nhân từ của giáo sư, bác sỹ người Ý Roberto De Castro, trực tiếp phẫu thuật cho Nhân và hơn 100 đứa trẻ Việt Nam có lại cơ quan sinh dục bình thường. Ông đến Việt Nam bốn lần, không lấy đồng thù lao phẫu thuật nào, đã khám cho hơn 400 trẻ em, còn hứa không dừng lại. Số hồ sơ chờ của trẻ có nhu cầu khám chữa để có lại cơ quan sinh dục đã lên đến hơn một nghìn.






Thiện Nhân (hàng đầu) cùng bạn bè và mẹ nuôi Mai Anh trong buổi ra mắt bộ phim.



Những người làm phim hy vọng bộ phim này mang tính chất truyền thông đại chúng, để không chỉ có một bé Thiện Nhân được cứu giúp. Giáo sư Đinh Tuệ nói trong phim: “Từ một đứa trẻ phải chịu nhiều đau khổ như Thiện Nhân, nay có hàng trăm đứa trẻ được giúp, có thể là do ông trời đã tính trước như vậy”.\r
Đạo diễn Đặng Hồng Giang nói rằng, khi anh thắc mắc tại sao Ban tổ chức lại chọn một câu chuyện Việt Nam chiếu khai mạc Liên hoan Phim độc lập New York thì nhận được câu trả lời: đây là câu chuyện quốc tế. Hành trình của Thiện Nhân chỉ là khởi đầu cho hành trình dài hơi, mở ra những thân phận của hàng nghìn đứa trẻ kém may mắn như em. Ngọn lửa Thiện Nhân sẽ còn lan tỏa.\r
T.H (ảnh: Internet)\r
\r


Theo cinet.vn

View more random threads: