Đề sản xuất ra được nhửng miếng khô rắn thơm ngon, người Khmer phải qua rất nhiều công đoạn như: làm sạch, lột bỏ da, loại bỏ xương, ướp gia vị và cuối cùng là ép thành từng thớ đem phơi. Quan trọng là khô rắn phải phơi ngay và phơi đủ nắng từ sáng tới chiều. Sau khi phơi, thịt rắt rút bớt nước, bên ngoài khô ráo nhưng bên trong vẫn còn giữ độ mềm dẻo, các thớ thịt rắn sẽ kết dính lại thành từng khối lớn.

XEM THÊM: KHÔ RẮN ĐẶC SẢN MIỀN TÂY



Khô rắn nức danh nhất phải kể đến vùng biên giới Tây Nam - nơi giáp ranh tỉnh An Giang và Campuchia. Tuy nhiên, nếu khô rắn Campuchia thiên về màu trắng thì khô của Việt Nam lại có sắc hồng. Theo mùa nước lên, các hộ làm nghề ở đây sẽ tập trung sản xuất vào 6 tháng lũ từ tháng 8 tới tháng 11.



Bắt rắn là nghề rủi ro cao, bởi chỉ sơ suất hay chậm vài giây sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Để tự bảo vệ cho bản thân, cánh "thợ săn" phải mang theo một lọ thuốc có tác dụng cầm cự mạng sống khi bị cắn, còn nếu muốn trị khỏi hẳn thì phải tìm thêm một số loài thảo dược khác để giải độc.

Để cắm câu, người làm nghề phải phán đoán được nơi rắn ở, thường thả câu trên hướng gió để rắn bắt được mùi và đến ăn. Địa điểm phải rậm rạp, vắng vẻ do rắn chỉ ở nơi yên tĩnh. Tốt nhất là tìm được nơi có rắn lột da. Tuy nhiên, những trường hợp đó phải thả cách xa 30 – 50 m.

Mồi cắm câu rắn là chuột được trộn với thuốc Bắc. Thời điểm cắm thường bắt đầu vào sáng sớm. Câu sau khi được cắm phải che chắn bằng lá cây. Đợi đến sáng hôm sau, người bắt rắn mới đi thăm và thêm một ngày nữa thì bắt đầu nhổ câu…

XEM THÊM: KHÔ CÁ LÓC CHẾ BIẾN MÓN GÌ NGON



Rắn mua về, người dân phân ra làm 2 loại: một loại mổ bụng lấy nội tạng rồi mang rắn ra phơi nguyên con để làm khô. Với loại này, việc chế biến đơn giản, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ngâm rượu. Loại kia người dân đem xẻ thịt, lột da rồi mới lấy thịt làm khô. Riêng này, việc chế biến phức tạp hơn.