Nhiều năm nay, người dân xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, Sóc Trăng đều biết chuyện anh Nguyễn Văn Nhung - một nông dân nghèo nhưng có niềm đam mê đặc biệt: Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về Bác Hồ. Đã 30 năm nay, anh cần mẫn như một con ong để có được gia tài vô giá là hàng ngàn trang tài liệu viết về Bác Hồ, trên 800 tấm ảnh về Bác trong nhiều thời điểm khác nhau. Anh Nguyễn Văn Nhung bên các tư liệu, hình ảnh về Bác Hồ.
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'><em style='mso-bidi-font-style: normal'>Từ một tấm lòng <o></o>[/I][/B]
Chúng tôi biết anh từ một sự tình cờ khi đi công tác tại xã Thới An Hội, được một anh bạn đồng nghiệp 'bật mí': 'Ở xã này có anh Nguyễn Văn Nhung, một nông dân nghèo nhưng lại có nỗi đam mê tìm kiếm, sưu tập hình ảnh Bác Hồ. Không chỉ thế, anh còn là một kho kiến thức về Bác mà ở đây, nhiều giáo viên dạy lịch sử chưa hẳn đã biết được nhiều như anh'. <o></o>
Quê anh là một xã vùng sâu của huyện Kế Sách, nơi có truyền thống cách mạng từ lâu đời. Năm 11 tuổi, anh về nhà bà ngoại chơi. Đêm đó, vào đầu tháng 9/1969, mọi người đã ngủ. Anh tình cờ nhìn sang giường bà ngoại, thấy bà mở rương, tay nâng niu một vật gì đó. Tò mò, anh lại gần và thấy ngoại đang cầm một tấm ảnh, áp chặt vào ngực. <o></o>
Anh hỏi: 'Hình ai đó ngoại?'. Ngoại nhìn anh rồi nói khe khẽ trong nước mắt: 'Bác Hồ đó con ơi. Bác đã mất rồi'. Lần đầu tiên anh nghe nói về Bác Hồ, thấy ảnh của Bác nhưng anh chưa hiểu Bác là ai mà ngoại lại khóc. Anh hỏi thì ngoại nói lớn lên con sẽ biết. <o></o>
Lần khác, anh theo mẹ đi vào chùa. Thấy một nhà sư đang thắp nhang trước tấm ảnh của một người còn trẻ. Anh hỏi thì được nhà sư cho biết: 'Đó là một vị Thánh của dân ta', anh lại càng thắc mắc hơn. <o></o>
Ngày 30/4/1975, quê hương giải phóng. Lúc này, anh được gần gũi với các chú bộ đội từ miền Bắc vào. Thấy các chú bộ đội cũng có ảnh của Bác, lại được nghe các chú kể nhiều chuyện về Bác, anh đã hiểu ra Bác Hồ là ai, tại sao Bác lại được nhiều người biết đến như thế. <o></o>
Vậy là, từ đó, hình ảnh Bác Hồ kính yêu được khắc sâu vào tâm trí của anh với lòng ngưỡng mộ cao cả. Từ đó, anh nung nấu trong lòng một công việc là sưu tầm tất cả những tài liệu, tranh ảnh về Bác Hồ kính yêu.<o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'><em style='mso-bidi-font-style: normal'>Đến hành trình đi tìm tài liệu <o></o>[/I][/B]
Ước mơ là một chuyện, nhưng để thực hiện được ước mơ ấy lại là chuyện khác. Nói thật, cho đến hôm nay, cả TP Sóc Trăng cũng chỉ có chưa đến chục sạp báo. Nhà sách thì có vài chỗ nhưng không phải dễ kiếm tài liệu về Bác Hồ. Còn như ở Kế Sách quê anh, cả huyện chỉ có một vài chỗ bán báo. Riêng xã Thới An Hội thì lại không có chỗ nào. <o></o>
Nói như thế để thấy được hành trình đi sưu tầm tài liệu về Bác Hồ của anh Nguyễn Văn Nhung suốt 30 năm qua không đơn giản chút nào. Chỉ có những ai có tâm, có hiểu biết, kiên trì mới có thể làm được. <o></o>
Về điều này, anh Nhung kể: Ở xứ xa xôi này, tìm sách báo khó lắm. Nói thật với các anh, tôi phải lì, phải kiên nhẫn lắm mới có được. Khi thì đạp xe ra huyện, khi thì lên tỉnh, tìm đến ngành văn hóa thông tin, thư viện, các trường học, báo đài ở tỉnh, ở huyện để xin báo cũ. Sau đó tìm đến trụ sở xã, bưu điện… nơi nào có báo là tôi tìm đến. <o></o>
Nói thật, lúc đầu không dễ xin vì họ có biết mình xin làm gì, có khi họ còn cho là mình xin về cân ký cho mấy bà đồng nát nên họ không cho, nhưng tôi vẫn cứ làm. Hôm nay không được, hôm sau lại đến nữa. Có khi phải uốn ba tấc lưỡi để giải thích cho người ta biết mục đích của mình. Khi đó họ tin nên cho ngay, thế là tôi có báo trong tay. <o></o>
Mang về nhà, đổ ra, ngồi phân loại đọc kỹ từng tờ, tờ nào có tài liệu, hình ảnh liên quan đến Bác là gom lại, cất cẩn thận. Có khi may mắn kiếm được kha khá, nhưng có khi mang về cả một đống báo tìm mãi chẳng có bài nào. <o></o>
Thỉnh thoảng, dành dụm được chút tiền, tôi ra tỉnh tìm mua báo cũ, lục tìm tài liệu, hễ thấy ở đâu có ảnh, có tài liệu về Bác là tôi tìm đến, xin cho bằng được mới thôi. Còn nhà ai có ảnh Bác, xin không được thì tôi mướn người đến vẽ lại cho mình. Vì vậy anh nhìn trên tường nhà tôi có rất nhiều tranh vẽ. Cứ mỗi dịp sinh nhật Bác, trong nhà tôi lại có thêm một số tài liệu, hình ảnh Bác. Có tài liệu, hình ảnh rồi, tôi phân loại theo từng mốc như Bác khi nhỏ, Bác khi đi tìm đường cứu nước, Bác ở nước ngoài, Bác ở Việt Bắc…<o></o>
Nhìn những tấm ảnh về Bác do anh sưu tầm được, chúng tôi hết sức ngạc nhiên và thán phục khi anh nông dân nghèo này nhưng lại sở hữu trong tay khối tài liệu khổng lồ như thế. Có tài liệu rồi, anh bổ sung thêm ảnh để thuyết minh về tài liệu. Có ảnh, anh lại cặm cụi tìm tài liệu phục vụ cho ảnh. Có khi chưa có tài liệu, anh phải lục tìm trong sách vở rồi tự tay mình viết bài thuyết minh cho ảnh đó. <o></o>
Cứ thế, dần dần anh trở thành người có kiến thức về lịch sử vào loại nhất nhì ở địa phương. Mỗi khi có cuộc thi tìm hiểu nào về lịch sử, các em học sinh của xã lại chạy đến chú Nhung nhờ chú cho mượn tài liệu hay giải thích cho. Vô tình anh trở thành 'giáo viên' dạy lịch sử bất đắc dĩ cho các em. <o></o>
Cách đây vài năm, kỷ niệm ngày sinh của Bác, Sở VH-TT (nay là Sở VH-TT&DL) tỉnh có đưa về xã Thới An Hội một số hình ảnh triển lãm. Trong đó có nhiều hình ảnh về Bác. Anh Nhung đã bỏ mấy bữa làm để đi xem triển lãm. Do triển lãm chỉ có treo ảnh chứ không tổ chức thuyết minh nên nhiều người dân đến xem mà không biết nội dung của các tấm ảnh. Ngứa nghề, anh Nhung bèn nói cho bà con nghe nội dung của từng tấm ảnh một cách rạch ròi từ sự kiện, ngày tháng… thậm chí cả tên người chụp ảnh nữa. <o></o>
Thấy thế, một cán bộ của ngành này bèn kiểm tra trình độ hiểu biết của anh bằng cách 'nhìn ảnh nói nội dung'. Anh Nhung làm một lèo hết sạch hàng chục tấm ảnh chụp về Bác mà không sai tí nào. Khâm phục trước sự hiểu biết của anh, sau này, Sở VH-TT tỉnh tặng anh cả bộ ảnh về Bác. Anh rất mừng khi trong bộ sưu tập của mình được bổ sung thêm nhiều tấm ảnh quý giá. <o></o>
Cứ như thế, 30 năm nay, anh Nguyễn Văn Nhung đã sưu tập được hàng ngàn trang tài liệu, trên 800 tấm ảnh về Bác Hồ. Đó là tài sản vô giá của cá nhân anh Nhung. Nhưng cái mà anh và nhiều người không ngờ tới là từ kho tài liệu đó đã cung cấp cho nhân dân địa phương và ở ngoài tỉnh những kiến thức quý giá. <o></o>
Mỗi khi có những cuộc thi tìm hiểu về lịch sử nói chung, về Bác Hồ nói riêng, thư viện của anh Nhung trở thành nơi lui tới của nhiều người. Có những người ở tận Bạc Liêu cũng viết thư cho anh, hỏi về những kiến thức lịch sử, kiến thức về Bác Hồ. Hằng ngày, có nhiều người tìm đến nhà anh để được chiêm ngưỡng những tấm ảnh về Bác, được đọc những trang tài liệu quý giá về Bác để hiểu hơn về con người của Bác. <o></o>
Nhiều người trước đây thấy anh làm công việc sưu tầm tài liệu, hình ảnh Bác thì cho là viển vông, thậm chí có người còn cho là 'không bình thường'. Thế nhưng, giờ đây họ đã nhìn khác. Một anh chạy xe ôm ở đầu chợ, cho biết: 'Hồi đầu ai cũng cười. Nhưng bây giờ thấy mình trật. Bộ sưu tập của anh Nhung đã đem lại nhiều hiểu biết cho người dân nơi đây. Tụi tôi cũng hay vào nhà anh ấy xem ảnh Bác Hồ và biết được nhiều về Bác lắm'.<o></o>


Theo CAND<o></o>


Theo cinet.vn

View more random threads: