Hội nghị sơ kết mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và triển khai Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06/1/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của mô hình thư viện này được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức mới đây là dịp tôn vinh những con người bình dị nhưng có tấm lòng vàng, đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
“Sản xuất là khoá, văn hoá là chìa”<o></o>
Đó chính là khẩu hiệu của chủ nhân các thư viện tư nhân khi hơn ai hết, họ hiểu tri thức là sức mạnh, tri thức được kết tinh trong sách báo và việc thành lập các tủ sách chính là chìa khóa để nâng cao dân trí, từng bước thoát khỏi đói nghèo. Họ luôn mong muốn bắc nhịp cầu nối kho tri thức quý giá này đến người đọc. Theo điều tra của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), hiện cả nước có khoảng 40 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng với quy mô khác nhau, trong đó khoảng 72% có nhà, phòng riêng biệt, kinh phí đầu tư từ 200-500 triệu đồng/thư viện; 28% còn lại là thư viện chỉ đầu tư ở mức khiêm tốn (nhà cấp 4) hoặc đặt ngay trong gia đình chật chội, thiếu tiện nghi...<o></o>
Chủ nhân của những thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng đều là nhà hảo tâm ở địa phương có điều kiện kinh tế, các thầy cô giáo, cán bộ hưu trí yêu quý sách báo, có bộ sưu tập sách báo phong phú. Thấy được giá trị của sách báo với đời sống xã hội, nhiều người trong số họ đã tự nguyện hiến đất, bỏ tiền xây dựng thư viện, bổ sung sách báo, mua sắm trang thiết bị và trả thù lao cho người trực tiếp làm thư viện. Hiện, nhiều thư viện đã trở nên quen thuộc với người dân lao động, học sinh, cán bộ hưu trí ở các địa phương như Tâm Thành (Hải Dương), Đặng Huỳnh (Bến Tre), Vũ Gia (Hòa Bình), thư viện khuyến học Hoa Cương (Hà Tĩnh)...<o></o>
Chủ nhân của thư viện mang tên mẹ Việt Nam anh hùng Dương Thị Rau (Phú Yên), ông Phạm Ngọc Hùng chia sẻ: “Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào vì đã góp phần đưa tri thức đến cho thế hệ tương lai. Nghề thư viện chẳng nên quan tâm đến chuyện lời lỗ mà nên nghĩ đến từ thiện, cái lời của thư viện chính là kiến thức làm hành trang cho bạn đọc trong suốt cuộc đời. Nhiều thư viện tư nhân còn kết hợp tổ chức phục vụ độc giả với nhiều hoạt động phong phú như thư viện của ông Bùi Đình Thăng (Hưng Yên) thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin thời sự - chính trị; thư viện của ông Phạm Thế Cường (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức các cuộc thi đọc sách, thi kể chuyện hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. <o></o>
Bên cạnh nỗ lực của các chủ thư viện, chính quyền, ngành văn hóa địa phương cũng rất quan tâm, ủng hộ. Ở một số nơi, chính quyền còn hỗ trợ đất, mặt bằng để xây dựng như thư viện Cây Tùng (Nghệ An), thư viện Đặng Huỳnh (Bến Tre). Có nơi hỗ trợ thù lao cho chủ nhân thư viện, hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để duy trì hoạt động từ 9 - 10 triệu đồng/năm.<o></o>
Còn nhiều khó khăn<o></o>
Hiện nay, cơ sở vật chất của các thư viện tư nhân chưa được đầu tư ổn định; nguồn tài liệu, sách báo chủ yếu do chủ nhân thư viện gom góp, kinh phí mua sách báo mới chưa nhiều và chưa thường xuyên,... Bên cạnh đó, một số người làm trong thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng chưa được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ nên còn khá lung túng trong quản lý sách báo và phục vụ bạn đọc. Điển hình như chủ nhân thư viện xã Nhơn Phú (Bình Định) chỉ đạt trình độ văn hóa 9/12 trong khi kho tài liệu lên tới 1.750 bản sách. Theo Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thì thư viện này không đủ điều kiện hoạt động. Nhưng nếu đề nghị chủ thư viện đi học để có bằng trung cấp phải mất ít nhất 5 năm.<o></o>
Bước đi thúc đẩy trong tương lai<o></o>
Nhiều ý kiến, đề xuất của các nhà quản lý cũng như chủ nhân thư viện tư nhân đã được đưa ra trong hội nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thư viện tư nhân như: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho thư viện tư nhân hoạt động bằng việc bổ sung tài liệu, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn, giúp đỡ người phụ trách thư viện tư nhân. Các thư viện cần phối kết hợp tổ chức các hoạt động quyên góp và luân chuyển sách báo nhằm tăng cường nguồn thông tin; tạo cơ chế thuận lợi cho thư viện tư nhân hoạt động thông qua sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong việc giới thiệu, tuyên truyền, hỗ trợ sách báo, kinh phí, nhất là cần phát hành bộ sách viết về gương thủ thư, mô hình thư viện có nhiều thành tích. Đặc biệt, ý kiến đóng góp của cô giáo Vũ Dương Thúy Ngà (Khoa Thư viện thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) được đông đảo đại biểu hưởng ứng, đó là thư viện tư nhân nào cần sự hỗ trợ về nhân lực thì khoa sẽ huy động sinh viên đến hỗ trợ.<o></o>
<o> </o>
Theo KTNT<o></o>


Theo cinet.vn

View more random threads: