Những năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu thực tế của đông đảo nhân dân, việc thành lập thư viện nhằm phục vụ sách, báo, tài liệu cho cộng đồng đã có sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội... Bên cạnh mạng lưới thư viện công cộng Nhà nước, ở một số tỉnh, thành phố đã xuất hiện mô hình thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng, hoạt động có hiệu quả và được nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.
Hiện nay, theo số liệu khảo sát, cả nước có khoảng 40 thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng hoạt động với quy mô khác nhau. Trung bình diện tích mỗi thư viện tư nhân khoảng vài chục mét vuông, một số chủ nhân có điều kiện kinh tế đã đầu tư khuôn viên riêng có nhà thư viện và phòng đọc. <o></o>
Điểm đặc biệt đáng quan tâm là các thư viện tư nhân đều nhận được sự ủng hộ về chủ trương của chính quyền địa phương. Một số địa phương sẵn sàng hỗ trợ đất, mặt bằng để xây dựng thư viện, hỗ trợ thù lao và một phần kinh tế cho chủ nhân - những người trực tiếp phục vụ bạn đọc. <o></o>
Thư viện tư nhân là cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trong lĩnh vực thư viện, do một hoặc một nhóm người thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật. Nhà nước khuyến khích việc thành lập thư viện tư nhân, coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của thư viện tư nhân. <o></o>
Thư viện tư nhân được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30-5-2008 về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. <o></o>
Thư viện tư nhân được thành lập khi đáp ứng các điều kiện: Có ít nhất 500 bản sách về một hay nhiều môn tri thức khoa học và 1 tên ấn phẩm định kỳ, có diện tích đủ cho ít nhất 10 chỗ ngồi đọc, không ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông; có đủ phương tiện <st1:stockticker>PCCC</st1:stockticker> và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu. <o></o>
Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi, am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện... <o></o>
Đến nay, đa phần chủ nhân của những thư viện này là những nhà hảo tâm ở từng địa phương có điều kiện kinh tế, các thầy cô giáo, cán bộ hưu trí... yêu quý sách báo và có công sưu tập sách, báo, tài liệu phong phú trong thời gian dài. Nhiều người tự nguyện hiến đất đai, bỏ tiền riêng để xây dựng nhà thư viện như ông Trần Văn Chính ở Hà Nội; ông Phạm Thế Cường ở TP Hồ Chí Minh; ông Đoàn Duy Thành ở Hải Dương; ông Bùi Đình Thăng ở Hưng Yên… để phục vụ nhân dân đến đọc, mượn sách báo và tra cứu tài liệu. <o></o>
Bên cạnh việc tổ chức phục vụ đọc, mượn sách báo cho nhân dân, một số thư viện còn kết hợp các hoạt động xã hội phong phú, mang tính cộng đồng khác như thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề mang thông tin thời sự - chính trị cho bà con; tổ chức các cuộc thi đọc sách, thi kể chuyện hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; biên tập, sưu tầm và phát hành những tập sách hay như “Gương sáng điều hay” cho bạn đọc... <o></o>
Trải qua nhiều giai đoạn, tuy còn nhiều khó khăn và hạn chế nhất định, nhưng đến nay, thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng tại nhiều nơi đã trở thành cái tên quen thuộc của cán bộ hưu trí, học sinh - sinh viên, người dân lao động tại địa phương. <o></o>
Cuối tháng 5 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và triển khai Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày <st1:date year='2009' day='1' month='6' ls='trans'>6-1-2009</st1:date> của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của mô hình thư viện này. Trong Hội nghị sơ kết, các ý kiến của các nhà quản lý cũng như các chủ cơ sở thư viện tư nhân đều nhất trí đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động thư viện tư nhân có hiệu quả. <o></o>
Đó là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho thư viện tư nhân hoạt động bằng cách bổ sung tài liệu, bồi dưỡng miễn phí kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thư viện cho những người tham gia hoạt động thư viện tư nhân. Đồng thời cử cán bộ thư viện được đào tạo chuyên môn giúp đỡ người phụ trách thư viện tư nhân hoạt động thư viện theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản. <o></o>
Các thư viện cần phối, kết hợp với thư viện tư nhân tổ chức các hoạt động quyên góp và luân chuyển sách báo nhằm tăng cường nguồn lực thông tin cho các thư viện tư nhân. Có thể kết nối mạng internet để trao đổi thông tin giữa thư viện công cộng và thư viện tư nhân. Tạo cơ chế thuận lợi cho thư viện tư nhân hoạt động thông qua sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong việc giới thiệu, tuyên truyền, hỗ trợ sách báo và kinh phí. Khen thưởng, biểu dương kịp thời những thư viện tư nhân có nhiều thành tích hoạt động phục vụ sách báo cho cộng đồng...<o></o>
Thư viện tư nhân đang có những bước phát triển, là điển hình cho mô hình tổ chức và hoạt động thư viện, “xã hội hóa” hoạt động thư viện nhằm đáp ứng một phần lớn nhu cầu “văn hóa đọc” của đông đảo quần chúng nhân dân; đem lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng, cần nhân rộng mô hình hoạt động này trong cả nước. Để thư viện tư nhân hoạt động có hiệu quả cần có chính sách và cơ chế phù hợp phát huy những ưu thế của thư viện tư nhân, đóng góp những thành quả vào sự nghiệp thư viện. <o></o>
<o> </o>
Theo ANTĐ<o></o>


Theo cinet.vn