Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 74/83 xã, phường, thị trấn có thư viện (gọi chung là thư viện cấp xã). Nhưng trung bình mỗi thư viện chỉ có khoảng hơn 2.000 bản sách, trong đó chủ yếu là truyện tranh thiếu nhi. Sách ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu nên thư viện cấp xã chưa thu hút được người dân địa phương.
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Nhiều vướng mắc<o></o>[/B]
Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện cấp xã là một trong những mục tiêu của chương trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, hệ thống thư viện cấp xã chưa phát huy đúng vai trò của nó. Có nơi có thư viện cũng như không, gây nên nhiều bất cập, không thu hút được người dân địa phương đến thư viện bởi thư viện cấp xã quá nghèo nàn, lạc hậu.<o></o>
Ông Phạm Diêm, Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: “Hầu hết thư viện cấp xã đều có trụ sở riêng nằm trong Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng (VH-HTCĐ) cấp xã. Diện tích bình quân của mỗi thư viện chỉ từ 20m2 – 30m2 và phần lớn các thư viện cấp xã hiện nay đã xuống cấp, không bảo đảm các hoạt động đọc sách, báo của người dân địa phương”. Trong khi đó, Thư viện cấp xã lại không được chủ động về kinh phí. Kinh phí hoạt động của các thư viện cấp xã được cấp theo đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm VH-HTCĐ” với trung bình 100 triệu đồng/trung tâm/năm. Trong số này, kinh phí dành cho hoạt động thư viện chỉ chiếm tỉ lệ 8-10%, nên rất khó để thư viện cấp xã có thể hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu về kinh phí, thì nhân sự phụ trách thư viện cũng là vấn đề hệ lụy. Bởi không có kinh phí nên cán bộ phụ trách thư viện phải làm kiêm nhiệm cùng một lúc nhiều việc. Vì vậy, phụ trách thư viện cấp xã thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ chuyên trách, có chuyên môn nghiệp vụ. Hầu hết nhân viên phụ trách thư viện chỉ mới tốt nghiệp THPT rồi qua một khoá đào tạo về thư viện sơ đẳng. Vậy mà đội ngũ ấy vẫn không ổn định, vì lương thấp mà việc lại nhiều nên buộc họ phải “ra đi”. Người mới về phụ trách lại tiếp tục một quy trình đào tạo và thử việc… <o></o>
Bên cạnh đó, còn muôn ngàn lý do khác gây khó khăn cho hoạt động của các thư viện cấp xã. Ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin – Thể thao huyện Đất Đỏ, bày tỏ, muốn thu hút được người dân địa phương đến với thư viện cấp xã thì ít nhất phải có phòng đọc thoáng mát, có nhiều loại sách cần thiết cho nhu cầu đọc của người dân… Thư viện trên địa bàn huyện Đất Đỏ không đáp ứng được những yếu tố đó nên một số thư viện có cũng như không. Ví dụ như Trung tâm VH-HTCĐ xã Phước Long Thọ được xây với 2 phòng, một phòng làm thư viện nhưng diện tích thư viện nhỏ hẹp, nóng nực, cơ sở vật chất xuống cấp, lại nằm xa khu dân cư… nên lượng độc giả đến thư viện chỉ đếm được trên đầu ngón tay.<o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Sách cần lại thiếu<o></o>[/B]
Yếu tố quan trọng nhất của thư viện là sách. Thực tế tại các thư viện cấp xã, loại sách cần thiết cho bạn đọc thiếu trầm trọng. Theo chỉ tiêu của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tổ luân chuyển và lưu động Thư viện tỉnh phải thực hiện luân chuyển sách mỗi năm 4 lần đến 145 đơn vị thư viện cơ sở, trong đó có thư viện cấp xã. Những năm qua, mỗi năm Thư viện tỉnh đã thực hiện luân chuyển lưu động được 100 cơ sở, mỗi cơ sở 100 bản sách. Tùy theo đặc thù của mỗi địa phương mà bố trí các loại sách thích hợp. Tuy nhiên, trong thực tế, ở nhiều thư viện cấp xã sách cần thì không có, sách có thì không có bạn đọc. <o></o>
Thư viện thuộc Trung tâm VH-HTCĐ xã Phước Thạnh, huyện Đất Đỏ. được xem là một trong những thư viện vùng nông thôn có khá nhiều sách nhưng tìm mỏi cả mắt mới nhặt được dăm cuốn sách về nhà nông như: Cây dứa và kỹ thuật trồng; Hoa và cây cảnh, Kinh nghiệm nuôi bò sữa, Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp… Được biết, hiện thư viện có 5.046 đầu sách các loại, trong đó truyện tranh, sách thiếu nhi chiếm 80%. Các thể loại sách nông nghiệp, nông thôn… chỉ chiếm một số lượng rất ít. Tương tự như vậy, lượng sách ở thư viện xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành) có 3.200 đầu sách các loại nhưng chiếm hơn 2/3 trong số đó là sách thiếu nhi. Những loại sách thiết thực với người nông dân vùng nông thôn khan hiếm. Cả thư viện chỉ có khoảng 40-50 cuốn sách nông nghiệp, nông thôn nên khi độc giả này mượn thì các độc giả khác phải “nhịn”. <o></o>
Mặc dù, công nghệ thông tin phổ biến, Internet rộng khắp nhưng hầu hết người nông dân không quen lên mạng, lướt web… thư viện cấp xã vẫn là những địa chỉ cung cấp thông tin tiện lợi nhất với họ. Tuy nhiên, sách thích hợp cho người dân vùng nông thôn chỉ chiếm một con số quá khiêm tốn ở các đơn vị thư viện cấp xã... Giải thích về điều này, ông Huỳnh Tới, Trưởng phòng Nghiệp vụ Thư viện Tổng hợp tỉnh nói: “Trong kho sách của Thư viện tỉnh, sách nông nghiệp nông thôn cũng chỉ chiếm 10-15% vì vậy không có đủ sách để phân chia về cho cơ sở. Sách nông nghiệp, nông thôn khan hiếm nguyên nhân là do xuất bản ít”. Để khắc phục những thiếu thốn này, thời gian gần, đây Thư viện tỉnh đã phát hành tờ bản tin “Nông thôn đổi mới” dày khoảng 30 trang, cập nhật những thông tin trên mạng, báo chí, những mô hình chăn nuôi, trồng trọt hay, gắn với thực tế của người nông dân. Tuy nhiên, bản tin này mỗi lần phát hành chỉ có 150 cuốn, chia đều cho các huyện nên khi về đến thư viện cấp xã chỉ còn một bản tin trên kệ sách của thư viện… <o></o>
Thư viện cấp xã không chỉ thiếu sách phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt mà ngay cả tin tức hàng ngày cũng không có. Báo và tạp chí chỉ được 1-5 bản nhưng khi về đến thư viện cấp xã thì những thông tin trên báo chí đã lạc hậu. Trong khi đó, xây dựng thư viện xã phường không nằm ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo của người dân địa phương đặc biệt là người dân vùng nông thôn.--<o></o>
<o> </o>
Theo BRVT<o></o>


Theo cinet.vn

View more random threads: