Trong lĩnh vực thông tin-thư viện, các nhà thư viện thế giới đã thực sự đặt chân vào thế giới của thư viện điện tử từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 với các ngân hàng dữ liệu khổng lồ của Dialog, Pascal...
Ở Việt Nam, sau năm 1997, với việc đưa Internet vào ứng dụng rộng rãi đã tạo đà khởi đầu cho sự phát triển mới, các thư viện Việt Nam bắt đầu áp dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ. Đối với các hệ thống thông tin, sự phát triển chỉ được gọi là đồng bộ khi và chỉ khi hệ thống thông tin đó có đủ 2 thành phần: nội dung thông tin đầy đủ được tổ chức trong các CSDL và phần hạ tầng CNTT (bao gồm máy tính và hệ thống mạng) đảm bảo về mặt công cụ kỹ thuật để truyền tải thông tin tới người sử dụng. Chúng tôi đã có một cuộc tìm hiểu về phần mềm ứng dụng vào công tác thông tin thư viện-một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong xã hội “học tập suốt đời” hiện nay.<o></o>
Nhạy bén với xu hướng phát triển và nhu cầu áp dụng CNTT vào việc chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ thông tin-thư viện (viết tắt là TTTV), một số công ty tin học đã nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ cho tổ chức, quản lý và khai thác thông tin. Trong số đó có thể kể đến các công ty tên tuổi như Lạc việt với phần mềm Vebrary, VNNesoft với Elib, Tinh vân với phần mềm Libol và CMC với phần mềm iLib… Nếu nói đến một giải pháp CNTT cho hệ thống thông tin thư viện mà chỉ đơn thuần là một phần mềm không thôi thì không đủ. Một thư viện điện tử hay một hệ thống thông tin khoa học thực sự hoạt động hiệu quả khi nó phải kết hợp đồng bộ nhiều phần mềm, nhiều thành tố để đảm bảo tổ chức và quản lý được các khâu công việc sau:<o></o>
1. Quản lý các nguồn thông tin truyền thống: sách, báo, tạp chí, bản đồ...có trong kho tư liệu của các Trung tâm thông tin-thư viện. Tích hợp các loại CSDL được xây dựng theo các quy tắc biên mục khác nhau<o></o>
2. Quản lý các nguồn tin điện tử, nguồn tin số hóa, tài liệu đa phương tiện (multimedia)<o></o>
3. Có khả năng trao đổi, liên kết với các cơ quan thông tin thư viện khác trong và ngoài hệ thống để hỗ trợ chuẩn nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian xử lý thông tin; cung cấp nguồn thông tin đa dạng, phong phú tới người dùng tin.<o></o>
4. Có cổng thông tin tích hợp (Web-portal) để cung cấp thông tin tới người dùng ở mọi lúc, mọi nơi.<o></o>
Sản xuất phần mềm trong điều kiện Việt Nam hiện nay là công việc không dễ, đặc biệt đối với lĩnh vực tổ chức, quản lý và phân phối tri thức như ngành thông tin thư viện, việc thay đổi các quy trình thao tác nghiệp vụ, tổ chức và quản lý là những vấn đề cơ bản song lại không thể thay đổi trong một sớm, một chiều. Trong bài viết ngắn gọn này, chúng tôi mong muốn đây sẽ là một chủ đề được nhiều người quan tâm, trao đổi, đóng góp ý kiến và mong rằng các đồng nghiệp có một cái nhìn khái quát về xu hướng phát triển thư viện điện tử cũng như sự liên kết giữa các thư viện trong một ngành nhằm tận dụng tối đa nguồn lực hiện có, giảm các chi phí đầu vào và mang lại lợi ích cao nhất.<o></o>
<o> </o>
Theo VnL<o></o>


Theo cinet.vn

View more random threads: