Đầu năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 02 công nhận mô hình thư viện tư nhân, đồng thời khuyến khích mô hình này phát triển. Ở một địa phương hiện có nhiều gia đình đang sở hữu một số lượng lớn sách, báo có giá trị như Bà Rịa – Vũng Tàu, nghị định này đã mở ra một xu hướng phát triển mới đó là xã hội hoá hoạt động thư viện. Sự hình thành và phát triển hệ thông thư viện tư nhân là một mô hình tốt giúp cho người dân và học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn.
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'><em style='mso-bidi-font-style: normal'>GÓP PHẦN XÓA “ĐÓI” SÁCH, BÁO<o></o>[/I][/B]
Trong pháp lệnh Thư viện chỉ bao gồm hai loại hình thư viện được ghi nhận là: Thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành, đa ngành. Cả nước hiện có 7.000 thư viện cơ sở, 8.000 phòng đọc tại các điểm bưu điện văn hóa xã, hơn 10.000 tủ sách pháp luật, hàng ngàn thư viện trường học, khoảng 400 tủ sách ở các đồn biên phòng... Những con số thống kê đó cho thấy sự lớn mạnh của mạng lưới thư viện trong cả nước. Tuy nhiên, số thư viện này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí, nâng cao trình độ hiểu biết qua sách, báo của nhân dân. Vì vậy, sự xuất hiện của mô hình thư viện tư nhân như một quy luật tất yếu nhằm đem sách đến với người đọc, xóa tình trạng “đói” sách, báo đang tồn tại trong một bộ phận dân cư, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. <o></o>
Theo nghị định, các thư viện tư nhân cần đáp ứng được những điều kiện tối thiểu: phải có ít nhất 300 bản sách và 1-3 ấn phẩm báo, tạp chí định kỳ; nhà hoặc phòng thư viện phải có đủ diện tích để có thể đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài liệu và phục vụ công chúng; có đủ số chỗ ngồi cho ít nhất 10 bạn đọc... Bên cạnh việc tổ chức phục vụ đọc, cho mượn sách, báo, nhiều hình thức sáng tạo đã được áp dụng ở thư viện tư nhân như: tổ chức thông tin thời sự cho nhân dân; thi đọc sách, kể chuyện sách hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tổ chức giao lưu, gặp gỡ, hội thảo trong “Không gian văn hóa”; biên tập, phát hành rộng rãi những tập sách “Gương sáng, điều hay” cho bạn đọc gần xa... <o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'><em style='mso-bidi-font-style: normal'>ĐÃ CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG THƯ VIỆN TƯ NHÂN<o></o>[/I][/B]
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều người dân có vốn tài liệu sách, báo lớn. Một trong những người đang sở hữu vốn sách lớn là ông Nguyễn Hồng Sanh, ở TP. Vũng Tàu. Ông có hàng trăm ngàn cuốn báo, tạp chí, trong đó có nhiều cuốn sách có giá trị. Anh Hoàng Phúc Cương, Chủ nhà sách Hoàng Cương (163 Nguyễn Văn Trỗi) cho biết: “Thời buổi này hiếm người bán những cuốn sách yêu quý của mình để đổi lấy gạo, tiền. Sách quý càng không thể bán mà chỉ chia sẻ với những người biết trân trọng những giá trị mà nó mang lại”. Vì vậy, ngoài việc quản lý một nhà sách, anh Hoàng Phúc Cương còn xây dựng một tủ sách riêng cho mình, trong đó có những cuốn sách đáng quý như: Ký họa Việt Nam của một hoạ sĩ người Pháp; Tuấn chàng trai nước Việt xuất bản trước năm 1945; Cảnh đức trấn – Đào lục (tác giả Vương Hồng Sển); Việt sử tân biên (tác giả Phạm Văn Sơn) xuất bản tại Sài Gòn; Th




Theo điều tra của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), hiện cả nước có khoảng 40 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng với quy mô khác nhau, trong đó khoảng 72% có nhà, phòng riêng biệt, kinh phí đầu tư từ 200-500 triệu đồng/thư viện; 28% còn lại là thư viện chỉ đầu tư ở mức khiêm tốn (nhà cấp 4) hoặc đặt ngay trong gia đình chật chội, thiếu tiện nghi...<o></o>




ơ Paolo Neruda chỉ in được khoảng 1.000 bản hồi năm 1971… Vừa qua, gia đình cụ Nguyễn An Ninh, một sĩ phu yêu nước từng bị lưu đày tại Côn Đảo có nhã ý muốn thành lập một thư viện tư nhân ngay tại huyện Côn Đảo để phục vụ người dân huyện đảo những cuốn sách hay, những tư liệu quý mà gia đình đang lưu giữ… <o></o>
Với nguồn sách cùng những người tâm huyết với sách trên, thư viện tư nhân hoàn toàn có thể hình thành và phát triển tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng giống như một số tỉnh, thành khác, mô hình thư viện tư nhân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang đứng trước không ít khó khăn: cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn và lạc hậu; kinh phí để bổ sung tài liệu hàng năm và nuôi bộ máy thư viện còn hạn chế; đội ngũ làm việc trong thư viện tư nhân chưa được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ… Theo ông Nguyễn Quang Phi, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh, để khuyến khích thư viện tư nhân phát triển thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ bằng việc bổ sung tài liệu, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn, giúp đỡ người phụ trách thư viện tư nhân… Các thư viện cần phối hợp tổ chức các hoạt động quyên góp và luân chuyển sách báo nhằm tăng cường nguồn thông tin; tạo cơ chế thuận lợi cho thư viện tư nhân hoạt động thông qua sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong việc giới thiệu, tuyên truyền, hỗ trợ sách báo, kinh phí …<o></o>
<o> </o>
Theo BRVT<o></o>


Theo cinet.vn

View more random threads: