Sách báo là một trong những phương tiện giải trí lành mạnh, bổ ích, không thể thiếu đối với mỗi người. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng được chú trọng. Việc lập nên các tủ sách, thư viện ở địa phương là không thể thiếu, nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát huy văn hóa đọc cho mọi người.
Long Mỹ là nơi phát huy hiệu quả hệ thống các phòng đọc khá tốt. Bằng nhiều hình thức sáng tạo, các thủ thư ở đây đã từng bước nắm bắt thị hiếu và cung cấp những quyển sách hữu ích, góp phần nâng cao tri thức, tạo thói quen đọc sách trong nhân dân. Hiện tại, ngoài thư viện huyện, Long Mỹ có 9 thư viện thị trấn và xã, 5 phòng đọc sách và gần 100 tủ sách pháp luật ở các ấp. Những xã có phòng đọc sách nhưng chưa đủ điều kiện để nâng cấp lên thành thư viện, thì số lượng sách vẫn trên 500 quyển. Hàng năm, hệ thống thư viện này đều được bổ sung, luân chuyển sách để đáp ứng nhu cầu đọc, tạo thói quen đọc sách cho mọi người. <o></o>
Để sách, báo đến với bà con, những thủ thư đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách qua sóng truyền thanh huyện, xã; tổ chức nhiều hội thi hỏi đáp, vẽ tranh, thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, việc phục vụ bạn đọc tại chỗ, tạo điều kiện cho mượn về nhà đọc đã góp phần đưa những kiến thức đến được với người dân vùng sâu, vùng xa. Từ đó, nắm bắt được nhu cầu đọc của từng đối tượng để có thể đề xuất trang bị thêm những loại sách đáp ứng nhu cầu hoặc giảm những loại sách không cần thiết. Chính điều này đã dần tạo được thói quen đọc sách, tìm hiểu về kiến thức nhiều lĩnh vực của người dân - vốn trước đây chỉ quen với ruộng vườn. <o></o>
Dù được đánh giá là một trong những huyện có hệ thống thư viện hoạt động hiệu quả, duy trì và phát huy hiệu quả văn hóa đọc trong nhân dân, nhưng Long Mỹ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Nhiều nơi vẫn chưa được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc đầu tư kinh phí mua sách, tu sửa trang thiết bị. Hoạt động còn mang tính cầm chừng, vì thiếu kinh phí bổ sung sách báo, chế độ ưu đãi đối với người làm công tác thư viện chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của các thủ thư cũng là điều đáng quan tâm. Hiện tại, ở đây chỉ có một thủ thư có trình độ đại học, số rất ít có bằng trung cấp, còn lại đa phần ở tuyến xã chỉ tốt nghiệp THPT. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân, các lớp nghiệp vụ ở Hậu Giang cho các thủ thư ở cơ sở mở chưa nhiều, nên phần lớn họ tự học, tự rút kinh nghiệm trong quá trình tiếp cận với công việc. <o></o>
Do đó, hiệu quả trong việc làm đầu mối, mang kiến thức đến gần với người dân, tạo cho người dân thói quen đọc sách..., xem ra vẫn chưa như mong muốn. Đây là những điều mà các ngành, các cấp có liên quan cần quan tâm, để có giải pháp hỗ trợ cho hệ thống thư viện Long Mỹ nói riêng, Hậu Giang nói chung đủ điều kiện hoạt động hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.<o></o>
<o> </o>
Theo HG<o></o>


Theo cinet.vn

View more random threads: