'Cuốn sách' đồ sộ của Thủ đô - Thư viện Hà Nội - công trình kỷ niệm 1000 Thăng Long đầu tiên được đưa vào sử dụng dịp 10-10-2008, ngày càng có nhiều trang được mở ra, mở ra mãi. Chỉ sau một năm hoạt động, 'cuốn sách' đó đã góp phần cung cấp thông tin tri thức toàn diện cho hơn 700.000 lượt người, tăng gấp 10 lần so với những năm trước.
Đó là kết quả hết sức bất ngờ, nhưng bất ngờ hơn là lượng người khiếm thị (NKT) đến thư viện tăng với con số tương ứng và nơi đây trở thành 'nhà xuất bản sách' dành cho NKT Việt Nam.<o></o>
Đường dốc thoai thoải nối từ cổng chính Thư viện lên phòng đọc dành riêng cho NKT ở tầng 2 ngày nào cũng đông người qua lại. Họ chăm chú đọc từng trang, từng trang sách chữ nổi và khi hiểu được vấn đề gì đó lại ồ lên thích thú. Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, nhân viên phòng đọc NKT cho biết: Lượng sách, báo tại phòng đọc hiện nay với hơn 2.000 sách chữ nổi, gần 2.000 sách nói cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin cho NKT trên địa bàn, góp phần nâng cao vốn hiểu biết cho NKT, giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực để sống hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.<o></o>
Không chỉ cung cấp thông tin cho NKT tại chỗ mà Thư viện Hà Nội còn là nơi sản xuất sách chữ nổi, sách nói dành cho NKT. Được sự hỗ trợ về thiết bị của Quỹ Force (Hà Lan) từ đầu năm 2009 đến nay, Thư viện Hà Nội đã đầu tư 'chất xám' sản xuất thành công 22 đầu sách nói hiện đại, với gần 3.000 bản sách dành cho NKT... TS Chu Ngọc Lâm, Giám đốc Thư viện Hà Nội chia sẻ: Ngoài việc cung cấp thông tin khoa học cho NKT, các sách nói còn có nội dung giới thiệu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, ẩm thực, phố cổ Hà Nội... Và, ngay sau khi 'ra lò', toàn bộ số sách này đã được luân chuyển xuống thư viện và hội người mù 62 tỉnh, thành phố khác. Như vậy, những NKT trên mọi miền đất nước đều có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội từ ngàn xưa đến nay nói chung và được thưởng thức, cảm nhận không khí náo nức mà nhân dân cả nước hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Được làm chủ nguồn tài liệu quý này, em Trần Thanh Tú, ở phố Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng đã xúc động: 'Cháu xin cảm ơn sự quan tâm của các cô, chú cán bộ Thư viện Hà Nội, sự quan tâm của các ngành chức năng đã giúp những người không may mắn như cháu có tri thức, có niềm tin vào cuộc sống... '.<o></o>
Nói về những kế hoạch nâng cao chất lượng phục vụ NKT, TS Chu Ngọc Lâm tràn đầy hy vọng: Từ tháng 1-2010, Thư viện Hà Nội sẽ có xe ô tô bán tải với đầy đủ trang thiết bị như máy tính kết nối internet, các phần mềm ứng dụng, máy in chữ nổi, máy phóng, máy đọc sách nói, sách chữ nổi, hình minh họa nổi, sách minh họa nổi cho trẻ em, sách nói kỹ thuật số… phục vụ lưu động NKT ở vùng sâu, vùng xa.<o></o>
<o> </o>
Theo HNM


Theo cinet.vn

View more random threads: