Thế kỷ XXI được coi là thời đại thông tin, thời đại mà thông tin là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn lực phát triển của mọi quốc gia và của xã hội loài người. Vị trí của thư viện trong thế kỷ XXI được xem là trung tâm thông tin.Điều này đặt ra cho ngành thư viện nhiệm vụ tổ chức, lưu trữ, tiềm kiếm và đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng tới đông đảo người đọc. Để đáp ứng được yêu cầu trên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động trở thành một yêu cầu cấp bách với các thư viện công cộng Việt Nam.<em style='mso-bidi-font-style: normal'><o></o>[/I]
Thư viện Thanh Hoá là trung tâm văn hoá giáo dục lớn của tỉnh có chức năng thu thập, tàng trữ vốn tài liệu sách báo, thư tịch và phục vụ nhân dân đến học tập, nghiên cứu, tra cứu, tiếp cận thông tin. Nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin, thư viện, từ những năm 90 của thế kỷ XX, thư viện Thành Hoá đã quan tâm ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện, từng bước hiện đại hoá công tác thư viện. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch), UBND tỉnh Thanh Hoá, thư viện quốc gia Việt Nam và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, Thư viện Quốc gia Việt Nam và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, Thư viện Thanh Hoá đã triển khai mạnh mẽ công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin thư viện. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của thư viện, tăng cường tiềm lực thông tin, đem lại lợi ích thiết thực cho bạn đọc, làm thay đổi diện mạo hoạt động thư viện, tạo nên sự hấp dẫn bạn đọc đến thư viện.

Để làm tốt công tác ứng dụng CNTT vào thư viện thì yếu tố con người là nền tảng, công nghệ và trang thiết bị là yếu tố then chốt. Chính vì vậy, ngay khi bắt đầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, Thư viện Thanh Hoá đã tiến hành mở các lớp đào tạo tin học cho cán bộ thư viện ở nhiều mức độ khac nhau. Đến nay, đại đa số cán bộ trong thư viện đã sử dụng thành thạo máy tính phục vụ cho công tác nghiệp vụ, phục vụ bạn đọc.

Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện, những năm gần đây bằng việc tranh thủ nhiều nguồn lực tài chính khác nhau, Thư viện Thanh Hoá đã thu hút đầu tư trên 1 tỷ đồng cho ứng dụng CNTT. Hiện nay Thư viện Thanh Hoá đã xây dựng mạng máy tính gồm 1 máy chủ, 40 máy trạm cùng các thiết bị ngoại vi để vừa phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin vừa thực hiện các khâu tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ. Việc đưa phần mềm hệ thống quản trị thông tin tích hợp ILIB vào hoạt động đã giúp thư viện Thanh Hoá quản lý vốn tài liệu trên mã vạch, từ đó tự động hoá công tác bổ sung, biên mục, quản lý kho, quản lý bạn đọc, thống kê, in báo cáo.. đồng thời có thể dựa vào CSDL của các thư viện khác, đặc biệt là của Thư viện Quốc gia để phục vụ công tác bổ sung, biên mục và phục vụ bạn đọc tìm được đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các thông tin mình cần tìm. Hơn nữa, nó giúp bạn đọc có thể hình dung được tổng quan loại tài liệu mình cần nghiên cứu do phần mềm đưa ra thư mục sách mà bạn đọc yêu cầu. Tự thân bạn đọc có thể tra cứu tìm tin liên tư viện của các thư viện trong và ngoài nước, tranh thủ được nguồn tài nguyên mạng của mạng thông tin toàn cầu phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu của mình, giảm được thời gian phục vụ của thư viện và sự chờ đợi của bạn đọc, tạo hứng thú của bạn đọc đến thư viện.

Quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện những năm gần đây đã giúp thư viện xây dựng được một CSDL với gần 40.000 biểu ghi tương đối phongphú, chính xác. Đây sẽ là tài sản quý giá trong quá trình phát triển của thư viện Thanh Hoá đóng góp vào tài nguyên thông tin của mạng thông tin toàn cầu, giúp cho bạn đọc trong và ngoài tỉnh có nhiều cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, con người Xứ Thanh.

Hiện nay, Thư viện Thanh Hoá đã xây dựng được phòng đọc đa phương tiện với 15 máy tính, gần 500 đĩa CD các phần mềm hỗ trợ học tập, sách điện tử. Có đường truyền tốc độ cao phục vụ bạn đọc truy cập Internet tra tìm dữ liệu, thông tin được lưu giữ trên các vật mang tin khác nhau, và được truyền tải bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tại phòng đọc này bạn đọc có thể đọc, nghe, xem và tự tải về các tư liệu cần thiết.

Tại phòng đọc đa phương tiện thư viện Thanh Hoá, bạn đọc có thể tiếp cận với các nguồn thông tin sau: tra cứu thông tin thư mục là các CSDL của thư viện, tra cứu CSDL số hoá của thư viện, tra cứu thông tin lưu trữ trên đĩa CDROM, tra cứu Internet.

Phòng đọc đa phương tiện tại thư viện Thanh Hóa đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên của bạn đọc. Hàng tháng phòng đọc đa phương tiện phục vụ hàng ngàn lượt bạn đọc đến tra cứu, thông tin đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của cán bộ, nhân dân. Sự ra đời phòng đọc đa phương tiện đã đáp ứng được lòng mong đợi của đông đảo bạn đọc, giúp thư viện Thanh Hoá xây dựng đượng hạ tầng CNTT, tạo ra nhiều cơ hội để thư viện Thanh Hoá tăng cường tiềm lực thông tin của mình, nhờ vào khả năng tìm kiếm, lưu trữ và chia sẻ tài nguyên của mạng thông tin toàn cầu.

Việc triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động tại thư viện Thanh Hoá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thư viện đã từng bước chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại, quản lý nghiệp vụ và phục vụ nhân dân bằng các tiến bộ của khoa học công nghệ. Để tiếp tục đẩy mạng ứng dụng trong thời gian sắp tới, thư viện Thanh Hoá sẽ đưa vào ứng dụng đầy đủ các modul của phần mềm Ilib..., phát triển phòng đọc đa phương tiện với số lượng trên 30 máy tính, cùng các thiết bị nghe nhìn khác. Thư viện đang tiến hành xây dựng trang Web thư viện thanh Hoá như giới thiệu về lịch sử, văn hoá, quê hương, con người Xứ Thanh, đưa toàn bộ CSDL sách của thư viện tham gia vào hệ thống thông tin toàn cầu. Tiếp tục hồi cố và xây dựng CSDL địa chí Thanh Hoá, nhất là vốn tài liệu Hán Nôm, CSDL báo - tạp chí đưa ra phục vụ bạn đọc. Tiếp tục chuẩn hoá CSDL theo chuẩn quốc tế. Số hoá các tài liệu quý hiém phục vụ bạn đọc dưới dạng toàn văn đặc biệt là tài liệu quý hiếm, tài liệu Hán Nôm. Củng cố và bổ sung thêm máy móc, trang thiết bị, tăng cường hơn nữa tiềm lực thông tin của thư viện, đem lợi ích thiết thực cho bạn đọc. Phấn đấu đến năm 2015, Thư viện Thanh Hoá xây dựng xong cơ bản thư viện điện tử góp phần hoàn thành mục tiêu ứng dụng CNTT giai đoạn 2000 – 2010 mà Vụ thư viện (Bộ VH,TT&DL), Thư viện Quốc gia Việt Nam đặt ra.<o></o>
<o></o>

Nguyễn Xuân Thanh - Giám đốc thư viện tỉnh Thanh Hoá (Nguồn sbcvtthanhhoa)<u1></u1><o></o>
<o> </o>



Theo cinet.vn

View more random threads: