Kỷ nguyên thông tin vừa tôn vinh vừa đặt ra những thách đố đối với nghề Thư viện Thông tin, đặt hoạt động thông tin-thư viện vào môi trường “nóng bỏng nhất” của xã hội để tiếp cận, khai thác, sở hữu sử dụng và sản xuất ra thông tin- nguồn lực phát triển cơ bản và chủ lực của nền văn minh hiện đại. Người cán bộ Thư viện Thông tin ngày nay đang thực hiện vai trò điều phối giữa một bên là dòng thác thông tin tăng trưởng nhanh chóng và một bên là nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng bức thiết và khắt khe. Nguồn tài nguyên thông tin và khả năng khai thác sử dụng thông tin có nguy cơ ngày càng tách rời xa nhau. Xã hội Việt <st1:country-region w:st='on'><st1lace w:st='on'>Nam</st1lace></st1:country-region> ta, tuy chưa hẳn đã bước vào nền văn minh ấy nhưng đã chịu sự tác động mạnh mẽ của nó, ít nhất trên lĩnh vực cạnh tranh, trên lĩnh vực đào tạo và trên lĩnh vực thông tin. Vì vậy việc hội nhập thế giới về phương diện Thư viện Thông tin phải là sự lựa chọn mang tính đột phá của chiến lược “đi tắt đón đầu” bắt kịp nhịp phát triển của thế giới.<o></o>
Xuất phát điểm của sự nghiệp Thư viện Việt <st1:country-region w:st='on'><st1lace w:st='on'>Nam</st1lace></st1:country-region> trên con đường hiện đại hóa<o></o>
Sự nghiệp thư viện Việt <st1lace w:st='on'><st1:country-region w:st='on'>Nam</st1:country-region></st1lace> có một lợi thế khá lớn so với thế giới: đó là được hưởng sự đầu tư hầu như trọn vẹn của nhà nước. Đội ngũ cán bộ thư viện Việt <st1:country-region w:st='on'><st1lace w:st='on'>Nam</st1lace></st1:country-region> chỉ việc hành động mà không cần phải lo toan về chiến lược, về mục tiêu, về nội dung và phương thức, về con người và tổ chức, về tài chính và cơ sở vật chất… Mọi thứ hầu như đã được thiết định đầy đủ bằng chủ trương, chính sách, bằng cơ chế và luật lệ. Và đó có lẽ là lý do giải thích tại sao một đất nước chậm phát triển như chúng ta lại có được một sự nghiệp thư viện to lớn chí ít cũng về qui mô và phạm vi hoạt động như chúng ta hiện có.<o></o>
Tuy nhiên, điểm mạnh ấy cũng chính là điểm yếu cơ bản và về một phương diện nào đó, lại là một vật cản khá lớn chắn trên con đường hội nhập của chúng ta. Chính cơ chế “xin cho” này đang làm thui chột ý chí tiến thủ, tính năng động sáng tạo, năng lực tự đấu tranh sinh tồn của những người làm nghề thư viện ở Việt <st1lace w:st='on'><st1:country-region w:st='on'>Nam</st1:country-region></st1lace> hiện nay. <o></o>
Mục tiêu và giải pháp cần hướng đến của việc hiện đại hoá thư viện trong điều kiện Việt <st1lace w:st='on'><st1:country-region w:st='on'>Nam</st1:country-region></st1lace><o></o>
Nói đến hiện đại hoá, người ta thường nghĩ đến một hệ thống trang thiết bị hiện đại: bao gồm những dàn máy vi tính, những phần mềm chuyên dụng, những hệ thống an ninh tài liệu: camera, cổng từ… Những trang thiết bị này là cần thiết nhưng chỉ là những phần rất thứ yếu và có lẽ là phần dễ thực hiện nhất trong các nội dung hiện đại hoá. Hiện đại hoá thư viện ở nước ta hiện nay cần phải nhằm tới những mục tiêu bao trùm hơn, cơ bản hơn và thiết yếu hơn.<o></o>
Hiện đại hoá tầm nhìn<o></o>
Hiện đại hóa tầm nhìn phải được thể hiện không chỉ đối với các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý mà ngay cả đối với đội ngũ nhân viên triển khai. Phải thay đổi cách nhìn từ một người chờ đợi một cách nhẫn nại lòng từ tâm của xã hội, sang tư thế của một người có quyền đòi hỏi sự cung ứng của xã hội. Từ một người cần đến sự thương xót của xã hội chuyển sang tư thế của người có thể giúp gì cho xã hội, từ tư thế chờ đợi để học hỏi kinh nghiệm của thế giới đến tư thế của người sẳn sàng chia sẻ kinh nghiệm, năng lực với thế giới. Chúng ta đã quen với hình ảnh một nhân viên thư viện chỉ trông chờ một cách nhẫn nại lòng từ tâm của nhà nước, của xã hội và của đồng nghiệp trên thế giới. Đã đến lúc phải bỏ lại hình ảnh ấy để mang vào mình tư thế của một sự nghiệp thư viện Việt <st1lace w:st='on'><st1:country-region w:st='on'>Nam</st1:country-region></st1lace> ngang tầm thế giới.<o></o>
Hiện đại hoá phương thức hành động<o></o>
“Bầu sữa” ngân sách nhà nước quả thật rất ngọt ngào, nhưng chính sự ngọt ngào ấy đã làm cho chúng ta luôn luôn chỉ muốn mình là những đứa trẻ. Từ lâu, các bạn đồng nghiệp của chúng ta ở nước ngoài, đã phải tự bươn chải đến mọi ngóc ngách của thế giới để tìm nguồn tài chính cho hoạt động thư viện. Đối với thư viện, không chỉ có nguồn ngân sách nhà nước, do vậy, một trong những năng lực quan trọng và cần thiết của nghề thư viện là phải biết tự kiếm sống.

Người cán bộ thư viện hôm nay, không thể chỉ đợi chờ một cách kiên nhẫn và đáp ứng một cách sốt sắng và mỹ mãn những nhu cầu của xã hội, mà người cán bộ thư viện hôm nay phải biết khám phá, giúp người đọc xác định được nhu cầu của họ, thậm chí còn phải biết khơi gợi, tạo lập cho người đọc những nhu cầu thông tin mới.<o></o>
Người cán bộ thư viện hôm nay, không phải chỉ biết tổ chức ngăn nắp, thật khoa học nguồn tài liệu và nguồn tài nguyên thông tin của mình, đặt nó trong tình trạng sẵn sàng hoạt động mà còn phải biết tinh luyện, chế biến nguồn tài liệu ấy, làm gia tăng giá trị sử dụng của thông tin tài liệu cả về mặt chất lượng nội dung lẫn về mặt kiểu dáng bao gói tương ứng với thói quen sử dụng của người sử dụng. Trong một xã hội luôn chuyển động và chuyển động với tốc độ cao, thì mọi kiến thức đã có rất nhanh chóng bị đào thải, cách tốt nhất để tồn tại trong sự chuyển động ấy là phải chuyển động với cùng một tốc độ, với cùng một quỹ đạo, vì vậy năng lực cần thiết hàng đầu của người cán bộ thư viện hôm nay là năng lực thích ứng và thích nghi.

Người cán bộ thư viện thông tin của chúng ta xưa nay được đào tạo theo chiều “hướng nội” là chủ yếu, ngày nay, cần phải thay đổi là làm thế nào để người cán bộ thư viện có khả năng “hướng ngoại” hướng về người đọc, người dùng tin, hướng về nhu cầu xã hội, hướng về đồng nghiệp bên ngoài và hướng về thế giới để đón nhận, để chia sẻ, để cộng tác.

Hiện đại hoá về tổ chức<o></o>
Một trong những căn bệnh mãn tính và rất nguy hại của xã hội Việt <st1lace w:st='on'><st1:country-region w:st='on'>Nam</st1:country-region></st1lace> nói chung và của ngành thư viện chúng ta nói riêng là tệ quan liêu. Từ lâu chúng ta luôn rất tự hào về một bộ máy quản lý hết sức hoành tráng và chặt chẻ, rất tự hào về sự đoàn kết nhất trí cao. Thật ra bộ máy ấy từ lâu đã trở nên hết sức cồng kềnh, hình thức và quan liêu, tiêu thụ rất nhiều “nhiên liệu” mà hiệu quả lại rất thấp, cỗ máy ấy chỉ có thể làm cho chúng ta trở thành những thành viên mà không cho phép chúng ta trở thành những “cá thể” . Trong bộ máy như thế thì bất kỳ một hỏng hóc nào, cho dù là rất nhỏ, vẫn có thể làm ngừng sự vận hành của cả thiết chế. Xu hướng hiện nay là phải tổ chức bộ máy theo kiểu modules. Có thể liên kết và cũng có thể tách rời nhau khi cần thiết, để trong bất kỳ tình huống nào hoạt động cũng được duy trì. Hiện đại hoá tổ chức là làm thế nào để mỗi cá thể đều trở thành “tư lệnh” trong lĩnh vực mình phụ trách, kích thính và phát huy được mọi năng lực sáng tạo, tính chủ động trong công việc của mọi người, mọi bộ phận.<o></o>
Hiện đại hoá thư viện và hoạt động thư viện là sự sống còn của sự nghiệp thư viện Việt <st1lace w:st='on'><st1:country-region w:st='on'>Nam</st1:country-region></st1lace> hiện nay. Hiện đại hoá không lúc nào là sớm và cũng không lúc nào là muộn. Hiện đại hoá không phải là đích đến mà phải là một tiến trình. Không phải cứ có trang thiết bị hiện đại, có phần mềm hoàn thiện, có tự động hoá… là đã hoàn thành việc hiện đại hóa. Hiện đại hoá phải được hiểu là sự cách tân, sự đổi mới liên tục, ngay lúc chúng ta nghĩ đã hoàn tất quá trình hiện đại hoá thì lập tức chúng ta đã trở thành lạc hậu.<o></o>
<o> </o>
Theo VNLib<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: