Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc số hóa các loại sách, tài liệu lưu trữ nhằm chia sẻ, cung cấp thông tin tư liệu một cách nhanh chóng đang trở nên bức thiết. Hiện các thư viện tại Việt Nam cũng đang triển khai các kế hoạch số hóa sách, tài liệu song thực tế cho thấy, công việc này tại nhiều nơi mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm.
Theo ông Dương Việt Đức, Trưởng phòng Tin học Trung tâm lưu trữ quốc gia III, số hóa ở Việt Nam phát triển rất chậm. Ông Đức nhận định, phải mất 5 năm nữa, vấn đề này mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các cơ quan chức năng để có cơ hội và điều kiện phát triển mạnh.<o></o>
Chưa thấm tháp<o></o>
Với một khối lượng tài liệu đồ sộ, Thư viện ĐH quốc gia Hà Nội hiện có 128.000 đầu sách, 2.145 đầu báo và tạp chí, 4.000 luận án, luận văn... <o></o>
Tuy nhiên, cách đây 3 năm, thư viện mới tiến hành thử nghiệm số hóa và đến nay mới được vẻn vẹn… 4 quyển. Hiện các sách đã được số hóa nói trên đã được đẩy lên trang web: www.lic.vnu.vn.

Tương tự, công tác số hóa cũng đang được Thư viện Quân đội tiến hành thử nghiệm. Chính vì vậy, theo Đại tá Ngô Quốc Chung, giám đốc Thư viện quân đội, tài liệu số hóa cũng chưa đáng kể.

Tương tự, việc triển khai số hóa tài liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III (thuộc Cục lưu trữ văn thư nhà nước) cũng mới được tiến hành vài năm nay và số tài liệu được số hóa còn khá khiếm tốn.

Trong khi đó, sau 7 năm hoạt động, các nhân viên số hóa của Thư viện Quốc Gia đã số hóa được hơn 4.000 thư tịch Hán Nôm. Từ 2006, thư viện này đã phối hợp với Hội bảo tồn di sản chữ Nôm xây dựng một thư viện số. Trong thư viện số, có nhiều bản văn chưa từng được ra mắt thế giới vì tính chất đặc biệt của loại thư tịch này.

Cuối tháng 4 tới, Thư viện sẽ hoàn thiện 800.000 trang về sách Đông Dương cổ. Dự kiến, tất cả luận án, luận văn đang được lưu trữ cũng sẽ được đưa lên mạng: www.thuvienquocgia.vn vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, một cán bộ của Thư viện cho rằng, số tài liệu và sách được số hóa chưa thấm tháp gì với khối lượng đầu sách và tài liệu khổng lồ mà Thư viện đang lưu giữ.

<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'><em style='mso-bidi-font-style: normal'>Vướng “rào cản” bản quyền, vốn đầu tư[/I][/B]<o></o>
Theo các chuyên gia, với việc tạo ra thư viện ảo, số hóa giúp người đọc dễ dàng truy cập miễn phí để tải về các tài liệu hữu ích phục vụ việc nghiên cứu, học tập. Đó là kho luận án, luận văn, các nghiên cứu khoa học, sách giáo trình, sách tham khảo, văn bản cổ…

Tiến sĩ Nguyễn Huy Chương, giám đốc Thư viện ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, những lợi ích mà số hóa đem lại thì hầu như ai cũng nhận thấy. Tuy nhiên, điều khiến những người làm công tác số hóa e ngại nhất vẫn là vấn đề bản quyền. Mới đây hãng Google đã phải xin lỗi các nhà văn Trung Quốc vì đã tự ý số hóa tác phẩm của họ. <o></o>
Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có chủ trương, chính sách cụ thể nào về vấn đề bản quyền. Hiện nay, rất ít tác giả tự nguyện tặng sách để phục vụ công tác số hóa. Một vài người còn chia sẻ thẳng thắn rằng, họ không thích số hóa mà chỉ muốn giữ sách để xuất bản và tái bản vì kế mưu sinh. <o></o>
Bênh cạnh đó, việc thiếu thiết bị, phương tiện cũng là một trở ngại lớn đối với công tác số hóa. Trưởng ban Tin học, Thư viện Quốc gia, ông Doãn Anh Đức cho hay, việc đầu tư trang thiết bị cho số hóa ở Thư viện chỉ ở mức trung bình, chưa có điều kiện mua các máy móc hiện đại (một chiếc máy scan tốt, chạy nhanh có giá khoảng 4 tỷ đồng). <o></o>
Do đang chờ Chính phủ phân bổ kinh phí, nên đến nay, thư viện mới chỉ thực hiện số hóa trên quy mô nhỏ lẻ, do thiếu vốn.<o></o>
<em style='mso-bidi-font-style: normal'><o> </o>[/I]
Theo ĐV<o></o>

<o></o>

Theo cinet.vn