“Sau mỗi giờ học chúng em thường xuyên đi Thư viện tỉnh mượn sách về đọc, vì ở đây có nhiều sách tham khảo phục vụ việc học tập mà không phải tốn tiền mua”. Đó là tâm sự của rất nhiều em học sinh THPT ở Phan Thiết. <meta content='text/html; charset=utf-8' http-equiv='Content-Type'>
<meta content='Word.Document' name='ProgId'>
<meta content='Microsoft Word 11' name='Generator'>
<meta content='Microsoft Word 11' name='Originator'>
<link href='file:///C:\DOCUME~1\taituan\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip _filelist.xml' rel='File-List'>
Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ với nhịp sống hối hả, nhiều người xa dần với thói quen đọc sách, bởi văn hóa nghe, nhìn lấn át. Trong thực trạng đó, Thư viện tỉnh như con ong chăm chỉ, một địa chỉ tin cậy để giữ nét đẹp đọc sách và đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp người dân tới đọc và mượn sách. Năm 2009, Thư viện tỉnh đã thu hút 139.893 lượt bạn đọc (trong đó có 18.170 lượt thiếu nhi), cấp và đổi 2.788 thẻ, luân chuyển 578.902 lượt tài liệu đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao 15,7%. Không chỉ phục vụ luân chuyển sách xuống các Thư viện huyện, Thư viện tỉnh còn phối hợp với Nhà thiếu nhi, Trường Trung cấp nghề, Trường Năng khiếu Thể dục thể thao luân chuyển sách phục vụ học sinh, sinh viên gồm 2.000 bản, thu hút 11.625 lượt bạn đọc. Đầu năm 2010 thư viện còn luân chuyển 300 bản sách cho Thư viện Trường Đại học Phan Thiết.<o></o>
Bà Lê Thị Năm - Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: “Để thu hút người dân đọc sách, thư viện tỉnh đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, luân chuyển sách đưa văn hóa đọc về cơ sở, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, tổ chức nhiều hoạt động phong phú đa dạng như tổ chức Hội báo Xuân, trưng bày giới thiệu tài liệu sách chuyên đề phục vụ các ngày lễ...”. Trong năm 2009, Thư viện tỉnh đã bổ sung thêm 12.590 bản sách mới với 800 đầu sách, nâng tổng số bản sách Thư viện tỉnh hiện có lên 142.816 bản. Ngoài ra thư viện còn bổ sung 102 tài liệu đĩa CD-ROM, 350 loại báo, tạp chí, khai trương phòng đọc ngoại văn; phòng mượn mở cửa thêm ngày thứ bảy để phục vụ nhu cầu bạn đọc. Em Văn Phượng Vỹ - Lớp 11A4, Trường THPT Phan Bội Châu nói: “Em thường xuyên lên Thư viện tỉnh để học bài vì ở đó yên tĩnh, vừa có thể mượn nhiều loại sách để tham khảo mà không phải tốn tiền mua”. Tham quan phòng đọc thiếu thi, chúng tôi thấy rất đông học sinh đang ngồi đọc sách trong bầu không khí trật tự, nghiêm túc. Cán bộ thủ thư cho biết, phòng sách thiếu nhi hôm nào cũng thu hút từ 40-50 em tới đọc. Những cuốn sách như “Tâm hồn cao thượng”, “Hạt giống tâm hồn”, loạt sách “Cửa sổ tâm hồn” được các em tìm đọc rất nhiều. Không chỉ thu hút một số lượng độc giả nhí, học sinh mà thầy cô giáo, những người lớn tuổi cũng đến Thư viện tỉnh tìm đọc, khai thác và mượn sách rất đông. Ông Võ Tuyết Sương, 80 tuổi (xóm 2, xã Tiến Lợi, TP. Phan Thiết) cho biết, mấy năm nay ông tìm đến sách như một thú vui lúc tuổi già, vì vậy dù đường xa nhưng vẫn đạp xe xuống Thư viện tỉnh để mượn. “Đọc sách còn để hiểu biết thêm về văn hóa, về lịch sử nước mình”- ông Sương nói.<o></o>
Tuy nhiên theo bà Lê Thị Năm, khó khăn hiện nay của Thư viện tỉnh là trụ sở đã quá tải nhưng chưa được mở rộng nên không có kho sách riêng. Vì vậy một số sách báo phải chất trên các kệ tủ, ngoài hành lang rất khó khăn trong việc bảo quản. Thư viện còn chưa có phòng đọc cho người khiếm thị, nên một số tài tiệu như sách nói, băng đĩa thư viện phải chuyển thẳng cho Hội Người mù tỉnh để tạo điều kiện cho người khiếm thị.



Theo BT<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: