Là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều nên nhìn chung văn hoá đọc của người dân chưa cao, hoạt động nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội - đời sống thông qua kênh sách báo chưa phổ biến. Toàn tỉnh mới có 3.200 độc giả có thẻ mượn sách và đọc sách tại thư viện. Đứng trước thực tế này, hàng năm Thư viện tỉnh Hoà Bình và hệ thống thư viện các huyện đã đầu tư hàng trăm đầu sách mới, cấp mới thẻ, mở cửa phục vụ hàng ngày và tổ chức nhiều đợt trưng bày sách báo… thu hút đông đảo độc giả, góp phần tích cực vào việc nâng cao văn hoá đọc cho nhân dân tỉnh ta. <o></o>
Ông Lê Văn Thái – Giám đốc Thư viện tỉnh Hoà Bình trăn trở: “Thực tế là văn hoá đọc của người dân tỉnh ta chưa cao, mới chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng tri thức. Muốn mở rộng nhóm đối tượng độc giả và nâng cao văn hoá đọc cho người dân, thư viện tỉnh tập trung vào việc liên tục bổ sung đầu sách mới, tổ chức tốt hơn nữa hoạt động phục vụ để thu hút nhân dân đến với các thư viện. Dần dần hình thành thói quen đọc sách trong nhân dân”. Hiện nay, hệ thống hoạt động của Thư viện tỉnh bao gồm Thư viện tỉnh Hoà Bình và 10 thư viện huyện (Thành phố Hoà Bình chưa có thư viện); 190 bưu điện xã, phường, thị trấn; 214 tủ sách phát luật; 9 tủ sách phụ nữ; 2 điểm đọc báo quân dân và 115 thư viện cơ quan trường học trên địa bàn tỉnh. Với khoảng 130.000 bản sách, 150 loại tạp chí, có thể thấy thư viện tỉnh đã liên tục nỗ lực cập nhật sách báo, tài liệu mới để đảm bảo được sự phong phú, đa dạng các ấn phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu độc giả. <o></o>
Mặc dù trụ sở chính, cơ sở vật chất của Thư viện tỉnh cũng như hệ thống thư viện các địa phương còn chật hẹp, chưa có đủ trang thiết bị để mở phòng đọc, nhân sự thiếu nhưng nề nếp mở cửa phục vụ bàn đọc 6 ngày trong tuần (cả ngày nghỉ thứ 7 ở phòng đọc và phòng mượn) đã được thư viện tỉnh duy trì từ nhiều năm nay. Đây là sự cố gắng rất lớn của đơn vị trong khi biên chế thiếu và kinh phí hạn hẹp, không đủ để chi trả cho cán bộ làm thừa giờ. <o></o>
Riêng trong năm 2009, thư viện tỉnh đã cấp mới được 665 thẻ bạn đọc trong tổng số 1.450 thẻ, tăng 50 thẻ so với năm 2008, phục vụ được 38.000 lượt bạn đọc với 120.000 lượt sách báo luân chuyển, trong khi đó, năm 2008 mới chỉ phục vụ được 35.000 lượt bạn đọc và 110.000 lượt sách báo luân chuyển. Tuy chưa thực sự gia tăng nhanh nhưng những con số trên đã phần nào phản ánh chiều hướng đi lên tích cực của văn hoá đọc trong nhân dân tỉnh ta. <o></o>
Song song với việc mở cửa phục vụ bạn đọc hàng ngày, thư viện tỉnh còn tích cực tổ chức hoạt động trưng bày sách báo. Năm qua, thư viện đã tổ chức được 24 lần trưng bày sách báo, tạp chí phục vụ các ngày kỷ niệm lịch sử, các chuyên đề về kinh tế - văn hoá – xã hội, sách báo mới. Đặc biệt, phòng đọc báo xuân với chủ đề “Mừng Đảng - Mừng Xuân” với trên 300 loại sách báo tạp chí trung ương và địa phương đã thu hút 6.000 lượt bạn đọc với 12.000 lượt sách báo luân chuyển. Ngoài ra, thư viện tỉnh đã phối hợp với các sở ban ngành liên quan tổ chức cuộc thi đọc sách báo tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình. Cuộc thi đã thành công hết sức tốt đẹp với sự tham gia của gần 66.000 bài dự thi thuộc 429 đơn vị tham gia (nhiều gấp 6 lần so với dự kiến của Ban tổ chức), tạo nên phong trào đọc sôi nổi trên khắp địa bàn tỉnh. <o></o>
Nhằm thiết thực nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ độc giả, thư viện tỉnh đã tích cực áp dụng công nghệ thông tifn và chuẩn nghiệp vụ mới theo hướng dẫn của Bộ văn hoá - thể thao và du lịch, đã hoàn chỉnh việc cài đặt phần mềm thư điện tử, triển khai tra cứu thư mục điện tử, tạo sự thuận tiện và nhanh chóng cho bạn đọc khi tra cứu tài liệu. Xây dựng được 5 cơ sở dữ liệu sách báo bao gồm: sách phục vụ, sách địa chí, sách thiếu nhi, lược thuật báo tạp chí; tiếp tục thực hiện hồi cố kho sách theo chuẩn nghiệp vụ mới. <o></o>
Đánh giá về những cố gắng của thư viện tỉnh trong thời gian qua, đồng chí Giám đốc cho biết thêm: “ Thư viện chú trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ ở thư viện các huyện để mở rộng đối tượng độc giả. Đã có thư viện huyện Lương Sơn được cài đặt phần mềm xử lý sách bằng công nghệ tin học. Đây là một sự đột phá trong việc áp dụng công nghệ thông tin ở thư viện cấp huyện. Hiện nay, có thêm thư viện huyện Lạc Sơn bắt đầu xử lý kỹ thuật bằng máy, lập thư mục điện tử. Ngoài ra, thư viện tỉnh còn tạo điều kiện và ủng hộ việc thành lập thư viện tư nhân như thư viện tư nhân Vũ Gia (TP. Hoà Bình) để đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động thư viện, tạo phong trào đọc sôi nổi, nâng cao văn hoá đọc cho nhân dân.”<o></o>
<o> </o>
Theo HB<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: