Thư viện với tài nguyên ấn phẩm được xem là nơi lưu giữ kinh nghiệm tiền nhân, tri thức quá khứ, vì thế nó giữ vai trò mở mang trí tuệ, giải phóng tinh thần. Trong thời đại công nghệ thông tin, điều đó càng quan trọng. Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM nơi thường đến của bạn đọc trẻ.Nhu cầu mới của tri thức <o></o>
Chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên internet. Thư viện có nên là một ốc đảo chỉ với các ấn phẩm hay không? Hay là nơi tiếp tục hành trình hướng đến mục tiêu tiếp cận và tổ chức thông tin cho con người. Nếu vậy, công nghệ thông tin không phải là một đối thủ cạnh tranh mà là một đối tác, thậm chí là một đối tác chiến lược tin cậy để đi tới mục tiêu trên. Thư viện hiện đại vì thế lại trở thành con đường dẫn đến tương lai. Nhân viên thư viện vì thế thực hiện vai trò điều phối giữa một bên là dòng thác thông tin tăng trưởng nhanh chóng và một bên là nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng bức thiết và khắt khe. Tiếp cận thông tin trong khu rừng internet, thư viện cần phải tổ chức để thông tin dễ dàng được tìm thấy, mặt khác cũng đòi hỏi việc tổ chức này không hạn chế sự tiếp cận mà càng làm tăng nguồn tài nguyên thông tin. Thư viện không còn là nơi chốn đơn độc cho người đọc lữ hành qua duy nhất một cánh rừng, đấy là cả một hệ thống “lâm sinh” liên thông giữa các thư viện, giữa các khối tri thức. <o></o>
Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin, và nó chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có người biến thông tin trở nên hữu ích. Để làm được điều đó, thư viện cần thay đổi nhận thức trong tiếp cận công chúng. Tại Thụy Điển, Peter Thuvander, một nhà thiết kế và kiến trúc sư đã xây dựng dự án thư viện trên ô tô buýt (Library bus project) để mở rộng dịch vụ cho mượn sách, tìm thông tin qua mạng… Tại <st1:country-region w:st='on'><st1lace w:st='on'>Philippines</st1lace></st1:country-region>, người ta thực hiện một dự án có tên rất hay là “Giấc mơ trẻ em” ở Mindanaoan. Tại đây, họ chú ý đến ý tưởng xây dựng các chương trình phát triển bạn đọc thư viện, không gian học tập toàn xã hội, đặc biệt là các thư viện thành các không gian học tập. Dự án “Giấc mơ trẻ em” vì thế đã làm nhiều hơn là việc phân phối các tài liệu giáo dục, trí thức mà còn nâng cao năng lực công chúng và các nhà quản lý địa phương, sâu hơn là thực hiện dân chủ hóa việc đọc sách.<o></o>
Xã hội hóa trong thế giới phẳng<o></o>
Các văn bản quốc tế đều khẳng định: Kiến thức thông tin là một trong những công cụ để phát triển con người và quyền tự do ngôn luận. Xã hội hiện đại trong bối cảnh “thế giới phẳng” đã sinh ra một quyền làm chủ mới với những kiến thức mới nổi bật, trở thành những điều kiện bổ trợ tiên quyết cho trẻ em ngày nay để chúng có thể tự lèo lái một cách tự tin trong môi trường thông tin. <o></o>
Quyền tiếp cận thông tin như là một đặc tính của xã hội dân chủ? Thư viện là một thiết chế văn hóa, giáo dục, góp phần đắc lực trong việc nâng cao dân trí, giải phóng nội lực cá nhân, xây dựng tinh thần dân chủ trong một xã hội, là nơi thực thi quyền hạn ấy. Bởi vậy, nhìn từ bên ngoài, thư viện VN thiếu hẳn một triết lý để tổ chức và hoạt động. Nhà nước và các đơn vị quản lý liên quan đến thư viện đã rất cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tiếp cận công chúng, độc giả. Song dường như đấy là cách làm theo kiểu “ấn xuống”, áp đặt cho bạn đọc. Bởi vì ngành thư viện chưa hiểu thấu đáo về cộng đồng độc giả. Vì họ chưa quan tâm đến nhu cầu, thói quen của độc giả bằng cách làm các khảo sát, thống kê xã hội học để thu thập ý kiến của độc giả, theo từng thời điểm nhất định, ở một nhóm xã hội, một khu vực, hay một lĩnh vực… cụ thể. Trong khi đó công việc này được các nước rất quan tâm thực hiện. Vì thế, họ hiểu bạn đọc như là khách hàng. Họ dễ tính đến mức một số thư viện còn có các phòng dành riêng cho người hút thuốc, các câu lạc bộ nam nữ và cả các trò chơi điện tử… Việc gia hạn mượn trả sách của thư viện được thực hiện qua điện thoại, tài nguyên thông tin được trao đổi qua e-mail, chat. Chuyện này được các nước thực hiện đã hơn một thập niên. Nhiều thư viện đã cố gắng làm cho các phòng đọc trở nên ấm cúng và vui vẻ, đó là nơi giao lưu giữa tri thức và con người, giữa các luồng thông tin quá khứ và tương lai. <o></o>
Bởi vậy, tại Việt Nam, sau Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6.8.2002 về việc xã hội hóa hoạt động thư viện, ở nhiều địa phương như Hà Tây (cũ), Hải Dương, Bình Định, Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Tây Ninh... đã mở thêm rất nhiều mô hình thư viện cộng đồng: phòng đọc sách, bưu điện văn hóa xã, tủ sách pháp luật, tủ sách biên phòng… từ sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, của các tổ chức xã hội, các cơ sở tôn giáo, các cá nhân hảo tâm... Đã có rất nhiều thư viện cá nhân được cộng đồng hưởng ứng như: thư viện gia đình Trương Văn Huyên ở Tiền Giang, thư viện Đặng - Huỳnh ở Bến Tre, thư viện Tâm Thành ở Hải Dương, thư viện xá Phước Hải ở BR-VT… Điều này khẳng định nhu cầu đọc của nhân dân rất lớn, gián tiếp xác nhận rằng phương pháp tiếp cận cộng đồng đáp ứng đúng chỗ, đúng nhu cầu, thư viện sẽ rất có ý nghĩa.




Thư viện, biểu tượng trái tim của cộng đồng <o></o>
“Tiếp cận thông tin là thiết yếu để cho con trẻ chúng ta lớn lên và phát triển đến tiềm năng cao nhất của chúng. Tiếp cận thông tin làm con người mạnh mẽ và quốc gia giàu mạnh hơn. Thư viện nên được biến thành trái tim của trường học, của cơ quan và cộng đồng. Thư viện nên trở thành một nơi mà con người cảm thấy mình được chào đón, một địa chỉ mọi người muốn tìm đến viếng thăm. Thư viện là nơi người ta dựa vào khi họ muốn có thông tin về bất cứ điều gì, đối với bất cứ lý do gì. Thư viện theo tôi, nên có đủ mọi nguồn tài nguyên, ý tưởng. Tri thức không của riêng ai. Tôi nghĩ vậy” - TS. <st1lace w:st='on'><st1:city w:st='on'>Sharon</st1:city></st1lace> H. White <o></o>
Mô hình thư viện đại học lý tưởng thời công nghệ <o></o>
Theo tôi, hệ thống thư viện phải được tin học hóa. Các trường nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với nhau. Thường xuyên cập nhật các tài liệu mới; có biện pháp khuyến khích người học, giảng viên, cán bộ quản lý khai thác. Thống kê độc giả đến hằng năm trên tổng số người học và giảng viên của trường đạt tỉ lệ cao. Có quan hệ trao đổi, hợp tác khai thác, sử dụng thông tin, tư liệu với các TV đại học lớn trên thế giới. Đảm bảo có đủ các chủng loại trang thiết bị và phương tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng các yêu cầu của các ngành đào tạo… - Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hùng (Trưởng thư viện Đại học Sư phạm Đà Nẵng)<o></o>




<o></o>
<o> </o>
<o>


Theo TN<o></o>
</o>

Theo cinet.vn

View more random threads: