Ở thời buổi phương tiện thông tin bùng nổ, hình ảnh những người nông dân chân lấm tay bùn đến thư viện miệt mài đọc sách, lĩnh hội kiến thức khiến không ít người cảm phục. Chuyện nghe lạ nhưng lại có thật ở Trang Liệt, phường Đồng Quang (thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh). Hàng chục năm nay, thư viện là nơi người nông tìm đến để nắm bắt thông tin<o><strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Nơi nông dân ham học[/B]<o></o></o>
Thư viện Trang Liệt nằm trong trung tâm văn hóa của thôn, được xây dựng khá khang trang. ông Ngô Hữu Lợi, 58 tuổi, thủ thư cho hay: “Thành lập năm 1961, Trang Liệt là thư viện hợp tác xã nông nghiệp điển hình toàn miền Bắc thời đó. Từ quy mô nhỏ, đầu sách hạn chế, đến nay, thư viện đã trở thành trung tâm văn hoá, điểm học tập thường xuyên của cả cộng đồng. Hiện thư viện có tới 8.000 đầu sách, 23 loại báo và tạp chí các loại”.<o></o>
Với bề dày truyền thống, thư viện Trang Liệt đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Hơn cả những danh hiệu đó, nhờ có thư viện, phong trào đọc ở đây khá nề nếp, quy củ, tạo động lực cho phong trào khuyến học của địa phương phát triển. Phòng đọc khang trang, thoáng mát với diện tích 80m2, thư viện cùng lúc có thể phục vụ hơn 40 bạn đọc. Cùng với việc tập hợp một số lượng sách báo lớn, đáp ứng nhu cầu người đọc, thư viện Trang Liệt đã có những cách làm hay, hiệu quả. Với việc duy trì mở cửa 5 buổi/tuần vào các ngày 2, 4, 6, 7, chủ nhật, thư viện không chỉ hướng trọng tâm vào đối tượng thanh, thiếu niên mà còn tạo điều kiện cho người dân đến đọc hoặc mượn sách về nhà.<o></o>
Nhằm tạo thuận lợi cho bạn đọc, nhất là những nông dân quanh năm bận bịu với đồng ruộng, mỗi khi có sách mới, thư viện lại giới thiệu rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh. Ông Lợi chia sẻ: “Mỗi khi có sách quý, người lớn, học sinh kéo nhau đến thư viện đọc rất đông. Có người ham đọc sách đến mức, vừa đi làm đồng về, biết thông tin, ghé vào thư viện mượn sách về đọc luôn. Nhiều khi số lượng sách có hạn nên mọi người chỉ được mượn thời gian ngắn, đọc xong phải trả lại ngay để cho người khác mượn”.<o></o>
Ngay như ông Lợi, vốn tật nguyền từ nhỏ nhưng thú ham đọc sách đã níu chân ông ở lại thư viện, cống hiến hàng chục năm qua. Hình ảnh ông già đi lại khó khăn nhưng hàng ngày đều đặn đến trông nom khiến người dân Trang Liệt nể phục và tự nguyện đóng góp, duy trì hoạt động thư viện suốt từ ngày đầu thành lập cho tới nay.<o></o>
Mải miết sắp xếp gọn gàng những chồng báo của mọi người vừa gửi trả, ông Lợi tâm sự: “Tôi đi lại khó khăn nhưng luôn được bà con, nhất là các cháu học sinh giúp đỡ nên công việc cũng bớt phần vất vả. Dù số tiền hỗ trợ của chính quyền không nhiều (200.000 đồng/tháng) nhưng không vì thế mà tôi có ý định từ bỏ công việc đầy ý nghĩa này”.<o></o>
“Mục sở thị” kho thư viện, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều đầu sách quý, nhất là về nông nghiệp, nông thôn; báo chí cũng được cập nhật thường xuyên, liên tục. Mỗi lĩnh vực được sắp xếp khoa học, ghi chú rõ ràng trên mỗi đầu sách nên khi người đọc có nhu cầu được đáp ứng nhanh chóng, tiện lợi.<o></o>
Ở giữa vùng quê, người dân vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thư viện hoạt động khá chuyên nghiệp. Thư viện ghi rõ nội quy, yêu cầu mọi người chấp hành đúng, như khi đến đọc, mượn sách, báo phải đăng ký cấp thẻ, có sổ mượn sách; quy định số lượng, thời gian mượn, nếu quá lâu sẽ thông báo trên đài truyền thanh. Điều đáng ghi nhận là mọi người rất đồng thuận và tuân thủ đúng quy định, giúp thư viện hoạt động hiệu quả.<o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Huy động mọi nguồn lực[/B]<o></o>
Để có nguồn sách phục vụ bạn đọc, hàng năm, chính quyền địa phương trích một khoản kinh phí nhỏ hỗ trợ việc mua sách, báo; thường xuyên phối hợp với trường THCS phát động học sinh, phụ huynh ủng hộ tiền, bổ sung sách mới. Cứ 5 năm một lần, thư viện lại kêu gọi nhân dân đóng góp, khuyến khích bà con ủng hộ sách. Nếu số lượng sách trùng bản, sách cũ nát nhiều, thư viện chuyển ủng hộ sách sang tiền mặt để mua sách mới. Chỉ tính riêng năm 2009, thư viện đã huy động được 5,5 triệu đồng để mua sách, báo. Ngoài ra, còn vận động Thư viện tỉnh Bắc Ninh, Thư viện Quốc gia ủng hộ sách, báo để kho sách thêm phong phú.<o></o>
Không những thế, nhằm thu hút bạn đọc, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, thư viện còn phát động các cuộc thi đọc sách. Tổ chức đều đặn các buổi nói chuyện chuyên đề về văn học, lịch sử hoặc tình hình thời sự nổi bật... Hay nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, thư viện cùng các đoàn thể trong xã tổ chức phát động cuộc thi tìm hiểu, thu hút hàng trăm bài dự thi của các tầng lớp nhân dân. Cách làm này không chỉ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho người dân mà còn phát huy hiệu quả phong trào đọc sách, báo. <o></o>
“Ở quê tôi, nông dân rất đam mê đọc sách, báo. Ngay cả vụ thu hoạch, không có thời gian đọc sách, người dân vẫn tranh thủ vào mượn báo để cập nhật thông tin. Với những đầu sách về mảng nông nghiệp, nông thôn thì thư viện tương đối đầy đủ, gồm sách về các mô hình kinh tế hiệu quả, cách phòng tránh dịch bệnh, nuôi trồng cây - con mới...”, ông Lợi tự hào. <o></o>
Ngoài các ngày mở cửa theo quy định, thư viện còn có đội ngũ cộng tác viên với hơn chục em học sinh Trường THCS Đồng Quang mang sách, báo đến tận nhà cho những cụ già có nhu cầu đọc nhưng đi lại khó khăn.<o></o>
Ông Ngô Hữu Quỳnh, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Trang Liệt hồ hởi: “Chính việc đến thư viện đọc sách, báo hàng ngày giúp người dân chúng tôi nắm bắt thông tin giáo dục, khích lệ tinh thần ham học của các cháu, đẩy mạnh phong trào khuyến học của địa phương...”. Với tinh thần ham học, cũng thật dễ hiểu khi Trang Liệt là nơi khởi phát của phong trào xây dựng Làng văn hóa. Để rồi bắt đầu từ đây, phong trào được phát triển rộng khắp trên cả nước.
Theo KTNT<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: