(Cinet) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) đến nay, vốn sách báo của Thư viện tỉnh đã tăng trên 170.000 bản. Trung bình mỗi năm Thư viện tỉnh bổ sung được trên 1.700 tên sách với khoảng từ 7.500 đến 8.500 bản và thường xuyên bổ sung trên 200 loại báo, tạp chí, đặc san, phụ chương các loại. Ảnh minh họa.Nhận thức sâu sắc rằng, vốn sách báo và bạn đọc vừa là đối tượng của thư viện, vừa là nhân tố quyết định mọi hiệu quả của hoạt động thư viện, đồng thời sách báo là một trong những phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phổ biến các kiến thức về khoa học, kinh tế, văn hóa xã hội... đến mọi tầng lớp nhân dân, trong những năm qua, thư viện Yên Bái đã nỗ lực bổ sung vốn tài liệu nhằm ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc. Một mặt, Thư viện tỉnh tiếp nhận nguồn lực thông tin do Vụ Thư viện tài trợ theo Chương trình mục tiêu Quốc gia, sách báo từ nguồn xã hội hóa của các cá nhân và các nhà xuất bản, nhà sách trong và ngoài tỉnh, một mặt Thư viện tỉnh đã dành nguồn kinh phí thích đáng ưu tiên cho việc bổ sung sách báo nhằm làm phong phú, đa dạng vốn tài liệu phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và đối tượng bạn đọc của một thư viện tỉnh miền núi.<o></o>
Từ khi thành lập (năm 1959) cho đến năm 1999, sau nhiều lần tách nhập tỉnh, vốn sách báo của Thư viện tỉnh Yên Bái có gần 60.000 bản. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) đến nay, vốn sách báo của Thư viện tỉnh đã tăng trên 170.000 bản. Trung bình mỗi năm Thư viện tỉnh bổ sung được trên 1.700 tên sách với khoảng từ 7.500 đến 8.500 bản và thường xuyên bổ sung trên 200 loại báo, tạp chí, đặc san, phụ chương các loại. Đây thực sự là một cố gắng rất lớn của lãnh đạo cùng tập thể công chức, viên chức Thư viện tỉnh Yên Bái. <o></o>
Trong chiến lược bổ sung của mình, Thư viện tỉnh không bổ sung ồ ạt mà bổ sung có trọng tâm, trọng điểm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thư viện. Những khoảng trống như: sách thiếu tập, sách khuyết bộ... được lấp dần. Nhiều bộ sách tra cứu, sách có nội dung chuyên sâu về một ngành tri thức, sách có giá trị thông tin lâu dài được bổ sung đều nhằm tăng dần tính khoa học, giảm dần tính phổ thông của kho sách. <o></o>
Ngoài vốn sách báo phong phú, đa dạng, phản ánh đầy đủ các lĩnh vực tri thức phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, những năm gần đây Thư viện tỉnh Yên Bái rất quan tâm tới mảng sách báo phục vụ cho việc tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), những tài liệu góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những tài liệu nhằm bồi dưỡng và giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, những tài liệu phục vụ cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” - Đó là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa; các tài liệu nói về phong tục, tập quán tốt đẹp lâu đời của người Việt Nam; các tài liệu giới thiệu về nét văn hóa, về lịch sử văn hóa các vùng miền trong cả nước, các nền văn hóa văn minh trên thế giới...nhằm gạn đục, khơi trong, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tài liệu về những tấm gương điển hình trong phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”...cùng rất nhiều các tài liệu về mỹ thuật, hội họa, kiến trúc và các tác phẩm văn học mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.<o></o>
Công tác xây dựng vốn tài liệu địa chí cũng được Thư viện tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, chú trọng và đầu tư thích đáng. Với nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng trong nhiều năm qua Thư viện tỉnh đã dành ưu tiên cho việc sưu tầm, thu thập, bảo quản và khai thác nguồn tài liệu phản ánh về địa phương (sao chụp lại tài liệu ở Thư viện Quốc gia, sưu tầm tại các cơ quan và tổ chức trong tỉnh, mua lại sách cổ trong nhân dân). Kho tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Yên Bái hiện nay đang lưu giữ gần 4.000 nghìn bản sách với các đề tài đa dạng, nội dung phong phú, trong đó có nhiều tài liệu quý hiếm, tài liệu lâu đời viết về địa phương có giá trị về lịch sử và văn hóa. Trong số các tài liệu quý hiếm và lâu đời có khoảng trên 400 tài liệu đư­ợc viết tay trên chất liệu giấy Dó, bằng các chữ Hán Nôm, Nôm Tày, Nôm Dao và chữ Thái cổ, ra đời cách đây từ 80 đến 300 năm. Đó là những tài liệu có giá trị về lịch sử, văn hóa, dân tộc học, ngôn ngữ học, địa lý, văn học...của các dân tộc ít ngư­ời sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Hiện nay, Thư viện tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai hoạt động hợp tác với tỉnh Val – de – Marne (Cộng hòa Pháp) về dự án “Bảo quản, phục chế, số hóa tài liệu cổ” nhằm mục tiêu: Xây dựng kho tài liệu Địa chí của Thư­ viện tỉnh Yên Bái ngày càng hiện đại, phong phú về nguồn thông tin t­ư liệu, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về vùng đất, con ngư­ời Yên Bái của các đối t­ượng bạn đọc trong và ngoài tỉnh, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá du lịch của tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; bảo quản và khai thác đư­ợc lâu dài giá trị của các tài liệu cổ, góp phần tìm hiểu, gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc ít ngư­ời sinh sống trên vùng cửa ngõ miền Tây Bắc tổ quốc.<o></o>
Một thành phần chiếm số lượng đông trong số bạn đọc của Thư viện tỉnh Yên Bái là các em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, Thư viện tỉnh đã dành nguồn kinh phí để bổ sung kịp thời những tài liệu phục vụ cho việc học tập, tham khảo của đối tượng bạn đọc này, kết hợp với việc tăng số lượng bản trên mỗi tên sách và tăng giờ mở cửa phục vụ vào ngày nghỉ, vào buổi tối. Với chức năng là một cơ quan văn hóa, giáo dục ngoài nhà trường, Thư viện tỉnh Yên Bái đã góp phần cùng với gia đình và nhà trường giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em thông qua việc bổ sung sách báo có chọn lọc và hướng dẫn đọc để hình thành trong các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, lòng nhân ái, tinh thần tự tôn dân tộc...<o></o>
Từ năm 2003, để tăng cường nguồn lực sách báo cho cơ sở, Thư viện tỉnh Yên Bái đã triển khai Chương trình “Luân chuyển sách về cơ sở” đến 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, góp phần nâng cao mức hưởng thụ sách báo cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Đặc biệt, từ tháng 12/2008 Dự án “Xe thư viện lưu động” của Thư viện tỉnh Yên Bái – Chương trình hợp tác giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Val – de – Marne (Cộng hòa Pháp) được triển khai và đi vào hoạt động đã đem lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi phương thức phục vụ bạn đọc của Thư viện tỉnh, thu hút số lượng bạn đọc sử dụng sách báo của thư viện ngày một nhiều hơn, góp phần nâng cao hơn nữa mức hưởng thụ sách báo cho người dân ở cơ sở và mở ra một hướng đi mới cho Thư viện tỉnh Yên Bái trong điều kiện hiện nay khi mà văn hóa đọc đang dần bị thu hẹp lại bởi nhiều kênh thông tin khác phong phú và hấp dẫn hơn.<o></o>
Có thể nói rằng, với những cố gắng và nỗ lực không biết mệt mỏi của cán bộ, nhân viên ngành thư viện trong những năm qua, thư viện tỉnh Yên Bái đã và đang khẳng định vị trí xứng đáng là cầu nối đưa tri thức tới bạn đọc góp phần năng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.<o></o>
<o> </o>
K.A (Theo YB)<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: