Với hơn 7000 đầu sách, thư viện do dân góp sách thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội là một trong những thư viện thôn, xóm hoạt động hiệu quả nhất trên cả nước. Thư viện đã trở thành trung tâm văn hoá, là điểm đến quen thuộc của người dân trong thôn, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người dân. <strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Trẻ ham học, già tâm huyết <o></o>[/B]
Người cao tuổi say sưa ngồi đọc báo mới, cùng bình luận sôi nổi và chia sẻ với nhau những mẩu tin hay vừa đọc được. Nông dân tranh thủ lúc nông nhàn, đến tìm sách để lĩnh hội kiến thức về nghề nông. Thanh thiếu niên tấp nập ra, vào mượn truyện, đọc sách khoa học, giải trí… Hơn chục năm nay, thư viện thôn Bình Vọng đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân trong thôn và những người yêu sách. Vừa tìm được cuốn sách Toán nâng cao lớp 8, em Đỗ Chí Huy, một học sinh xuất sắc của Trường THCS Văn Bình hớn hở khoe: “Thư viện có khá nhiều sách hay phục vụ cho học tập. Khi học ở trường, thấy mình yếu ở mảng nào, môn học nào là em lại đến đây tìm sách đọc thêm để bổ sung và nâng cao kiến thức. Sách, truyện của thư viện khá đa dạng, phong phú. Đọc sách, báo giúp em tư duy sáng tạo hơn”.<o></o>
Đầu năm 1999, ông Dương Văn Phi - giáo viên về hưu nhận thấy nhu cầu đọc sách, báo của người dân rất lớn. Nếu mỗi người đóng góp mấy quyển sách thì tất cả mọi người đều sẽ được đọc nhiều hơn và có nhiều kiến thức hơn. Nghĩ vậy, ông Phi đã đặt vấn đề với lãnh đạo thôn để xây dựng tủ sách và kêu gọi mọi người góp sách. Việc làm này đã nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của người dân. Không lâu sau, một gian trong đình làng đã trở thành phòng đọc sách. Ngay tháng đầu tiên, tủ sách đã có hơn 500 cuốn sách do người dân mang tới, trong đó có cả những cuốn đã long bìa, rách nát… Ông Phi và mọi người đã tập hợp lại và chọn lọc những cuốn sách hợp lý, đồng thời đọc trên loa truyền thanh của thôn tên những gia đình ủng hộ sách để động viên, khích lệ họ.<o></o>
Thư viện sách thôn Bình Vọng ngày càng được nhiều người biết đến thông qua những lá thư của xã gửi tới bà con quê Bình Vọng đang sống và làm việc ở các tỉnh, thành khác trên cả nước. Mỗi ngày, thư viện lại có thêm nhiều loại sách mới do người dân gửi về ủng hộ cho thư viện. Thư viện Quốc Gia Việt Nam, các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài cũng giúp tăng số đầu sách cho thư viện.<o></o>
Tháng 6-2008, sau khi nhà văn hóa thôn Bình Vọng được xây dựng, thư viện thôn đã hoạt động chuyên nghiệp hơn. Thư viện gồm hai phòng khá rộng rãi và thoáng mát nằm ở tầng 1 nhà văn hóa. Phòng quản lý sách kê một chiếc máy vi tính để tra cứu đầu sách. Hơn 7000 đầu sách các loại được phân chia theo tiêu chuẩn của thư viện chuẩn cơ sở, bao gồm: sách thiếu nhi, truyện tranh, sách văn học - nghệ thuật, sách khoa học - kỹ thuật, sách chính trị - xã hôị… được xếp gọn gàng, ngay ngắn trên các giá sách. Phòng đọc có một bàn dài phục vụ người dân ngồi đọc báo, tạp chí. Mỗi ngày, thư viện có gần chục đầu báo mới: báo An ninh Thủ đô, Tiền Phong, Thanh niên, Hà Nội Mới, Nhân dân... Dân góp sách, cán bộ hưu góp sức, suốt cả tuần, thư viện thôn Bình Vọng đều mở cửa, trong đó, thứ 5 và chủ nhật là hai ngày thư viện cho mượn sách. Nhờ có thư viện, phong trào đọc ở đây khá nề nếp, tạo động lực cho phong trào khuyến học của địa phương phát triển.<o></o>
Ông Lương Văn Tăng, cán bộ quản lý thư viện thôn Bình Vọng cho biết: “Thư viện thôn Bình Vọng duy trì và hoạt động tốt hơn chục năm nay, một phần quan trọng là nhờ có mạng lưới viên. Hơn 100 cụ là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, người dân trong làng đã tình nguyện trở thành những thành viên của mạng lưới viên, bao gồm: quản lý, thủ thư, người tiếp khách, hướng dẫn người dân đọc, mượn sách, đồng thời cũng chính là những độc giả trung thành của thư viện”. <o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Điểm học tập thường xuyên của cộng đồng<o></o>[/B]
Thư viện thôn Bình Vọng không chỉ hướng trọng tâm vào đối tượng thanh thiếu niên mà còn tạo điều kiện cho mọi người dân đến đọc và mượn sách về nhà. Từ quy mô nhỏ, đầu sách hạn chế, đến nay, thư viện đã trở thành điểm học tập thường xuyên của cả cộng đồng. Ông Nguyễn Trọng Phượng, Trưởng Phòng Nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ Thư viện Quốc gia Việt Nam cho biết, thời bao cấp, thư viện thôn xóm hoạt động mạnh vì được đầu tư ngân sách nhà nước. Thế nhưng, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, ngân sách cho thư viện thôn xóm không còn khiên nhiều thư viện làng xã đóng cửa vì không có tiền và thiếu cán bộ. Phần lớn các thư viện thôn, xóm đều ở nhờ nơi khác: đình, chùa, kho hợp tác… Cơ sở vật chất khó khăn, nhiều nơi sập sệ, xuống cấp không đảm bảo để thư viện hoạt động. <o></o>
Dù đã sắp bước sang tuổi 90, song thú ham đọc sách đã níu chân cụ Nguyễn Văn Phúc, cụ Trần Đình Lan ở lại với thư viện, cống hiến cho thư viện hàng chục năm qua. Cụ Phúc, cụ Lan cùng với các cụ cao tuổi trong thôn sưu tầm, nghiên cứu các bài báo hay về đời sống, sức khoẻ, các bài thuốc dân gian quý… và soạn thành cuốn “Hãy bảo vệ sức khỏe của chúng ta” để cho người dân tham khảo. Trung bình mỗi ngày có hơn chục độc giả đến thư viện mượn và đọc sách. Thư viện không chỉ có sức hút đối với học sinh, các cụ cao tuổi và nông dân trong thôn mà nhiều người dân ở thôn khác và xã khác cũng đến đọc sách. Tính từ đầu năm tới nay, có tới gần chục nghìn lượt người đến mượn sách.<o></o>
Ông Trần Thanh Hải, trưởng thôn Bình Vọng nhấn mạnh: “Trong khi thư viện của huyện chỉ mở cửa ba ngày/tuần thì thư viện thôn Bình Vọng lại mở cửa tất cả các ngày để đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Trẻ nhỏ không phải đi xa để mượn sách, các cụ già cũng có báo đọc thường xuyên. Nhờ có truyền thống hiếu học, ham đọc sách mà thôn Bình Vọng luôn dẫn đầu xã Văn Bình về số lượng các cháu đi học đại học, cao đẳng. N ăm 2010, cả thôn có 180 em học sinh giỏi, 22 em đỗ đại học, cao đẳng”.<o></o>
Theo báo cáo của thư viện Quốc gia Việt Nam, hiện nay, ngoài thư viện thôn Bình Vọng, còn có một số thư viện thôn xóm hoạt động có hiệu quả khác như: thư viện Tân Ấp ( TP Hồ Chí Minh), thư viện thôn Dược Thược (Sóc Sơn, Hà Nội); Gia Cao (Bát Tràng); Quảng Điền, Quảng Vinh, Kế Môn (Thừa Thiên Huế); Linh Đa (Khánh Hòa)… Hiện nay, số lượng thư viện thôn, xóm không nhiều, đặc biệt, ở các khu dân cư của các quận nội thành tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gần như không có. Vì thế, những thư viện thôn, xóm hoạt động hiệu quả như thư viện thôn Bình Vọng thật đáng quý và cần được nhân rộng.<o></o>
<o> </o>
Theo QĐND<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: