Nằm ngay tầng hầm của Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM là khu vực dành cho bạn đọc là những người khiếm thị (NKT). Họ đến đây để tìm kiếm ánh sáng của tri thức bằng cách nghe và khám phá những điều mới mẻ từ những ngón tay. Các bạn nhỏ đang háo hức khám phá thế giới sách trên thư viện lưu động.<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Từ nhu cầu đọc sách tại chỗ...<o></o>[/B]
Khác với quy định giữ im lặng như các thư viện thông thường khác, không gian nơi đây luôn rộn ràng nhưng không hề tạo ra sự khó chịu. Những âm thanh vang lên từ những cái máy đọc, tiếng bàn phím lốc cốc, tiếng nhân viên thư viện hướng dẫn cách sử dụng thiết bị chuyên dùng...và điều quan trọng là bạn đọc khi đến đây sẽ được phục vụ rất tận tình và chu đáo từ khâu tư vấn chọn sách, hướng dẫn chỗ ngồi, cách sử dụng máy...<o></o>
Ngoài các quyển sách chữ nổi thông thường dành cho NKT thì ở đây sách được làm thành những dạng khác nhau để thích hợp với các đối tượng độc giả. Sách hình minh họa nổi được làm hoàn toàn thủ công trên chất liệu vải hay giấy roky dành cho các em nhỏ thường mang nội dung đơn giản như mô tả hình đồ vật, trái cây, bông hoa, con thú... qua đó giúp các em dễ hình dung, tha hồ bay bổng với trí tưởng tượng bằng xúc giác của mình. <o></o>
Năm 2003, nhận thấy những hạn chế của việc đọc sách chữ nổi do có rất nhiều NKT không biết sử dụng chữ braille và được sự tài trợ của tổ chức Force Foundation (Hà Lan), một studio sản xuất sách nói ra đời phù hợp với mọi đối tượng thông qua việc “nghe” sách. <o></o>
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, chị Hạnh, nhân viên phục vụ thư viện cho biết: Bạn đọc có thể mượn sách về nhà trong vòng 2-3 tháng, chỉ cần để lại địa chỉ liên lạc và không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Mỗi năm, số lượng người đọc đến với thư viện trên 1.000 lượt và hơn 6.000 lượt mượn tài liệu mang về. Không ít người khi đến đây thì quên cả khái niệm thời gian, chăm chú lắng nghe như muốn nuốt từng con chữ cho thấy nhu cầu được tiếp cận với thông tin, tri thức của NKT là rất lớn, thậm chí còn mãnh liệt hơn người bình thường khác vì đây là cách duy nhất mà họ có thể hình dung, tiếp cận với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống.<o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>... đến thư viện lưu động<o></o>[/B]
Năm 2008, một thư viện lưu động dưới hình thức xe bán tải được trang bị máy móc với các sản phẩm sách dành cho NKT ra đời. Trung bình mỗi năm có khoảng 15 - 20 chuyến đi khắp các trường khuyết tật, nhà mở không chỉ trong địa bàn thành phố mà còn đến các tỉnh, thành, vùng sâu, vùng xa. <o></o>
Chị Nhung, quản lý bộ phận phục vụ NKT cho biết: “Trước mỗi chuyến đi, chúng tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của bạn đọc rồi từ đó mới sản xuất và mang sản phẩm đến phục vụ cho họ. Mỗi chuyến đi xa thường kéo dài từ 3 đến 4 ngày với thời gian phục vụ liên tục từ 8h sáng đến 9h tối nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho mọi người mà không ít người trong số họ thì đây là cơ hội đầu tiên được đến với thế giới sách”.<o></o>
Khó khăn, vất vả nhất là khi đến với các trường dành cho trẻ đa khuyết tật. Các em khiếm thị và sức khoẻ bình thường được đến trường đến lớp học hòa nhập với cộng đồng thì chăm chỉ say sưa đọc sách, nghe CD sách nói và chọn những tên sách mình yêu thích. Còn những em mắc các bệnh tự kỉ thì mặc dù rất vui và háo hức, nhưng chân tay của các em thì lại rất hiếu động sẵn sàng xé bay những cuốn sách tranh rất đẹp đang cầm trên tay. Những lúc như thế, cái thư viện lưu động đó không chỉ đơn thuần là nơi đọc sách mà còn là chỗ cho các em vui chơi, khám phá những điều mới lạ và những người phục vụ lại trở thành người kể chuyện, nhà tâm lý dỗ dành các em.<o></o>
Cũng chính từ những chuyến đi để “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” đó mà mọi người trong thư viện mới nhận thấy từ trước đến giờ sách dành cho người khiếm thị còn đơn điệu, đa số là sách chủ yếu mang tính giáo dục, kiến thức phổ thông mà trong khi đó, đối tượng phục vụ nhiều nhất là lứa tuổi mới lớn rất cần những kiến thức về giáo dục giới tính. Thế là 15 đầu sách với hơn 200 cuốn được xuất bản và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các trung tâm dành cho người khuyết tật. Nghe thì đơn giản nhưng đó là cả một vấn đề làm đau đầu những người làm sách vì ngoài việc chuyển tải kiến thức thì họ còn phải sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho phù hợp, dễ hiểu.<o></o>
Sắp tới đây, thư viện lưu động này còn có “tham vọng” mở rộng phạm vị phục vụ dành cho người dân tộc bị khiếm thị như người Khmer ở Trà Vinh, người Chăm ở Ninh Thuận, người Ê Đê, Xơ Đăng ở Kon Tum... bằng cách đi đến tận nơi, dịch tài liệu và thu âm trực tiếp bằng ngôn ngữ địa phương để họ có thể tiếp nhận kiến thức từ sách dễ dàng hơn.<o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Công việc của những người thầm lặng<o></o>[/B]
Với hơn 500 tựa sách nói kỹ thuật số, gần 40 ngàn bản copy, trên 100 tựa sách minh họa nổi, gần 500 bản copy, gần 50 nhan đề sách chữ Braille, 148 cuốn và hơn 279 hình đồ họa nổi mà vừa phải phục vụ, vừa sản xuất là cả một quá trình làm việc cật lực của nhân viên phục vụ thư viện vốn chỉ có vỏn vẹn 3 người. Vì vậy, để thư viện hoạt động hiệu quả có sự đóng góp công lao rất lớn từ những tình nguyện viên. Họ là những người đến từ mọi tầng lớp trong xã hội, đủ ngành nghề, đủ lứa tuổi. Từ những quý bà, phu nhân của các Tổng lãnh sự quán tình nguyện phục vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác của chồng, đến những bạn học sinh, sinh viên, cô lao công, bác tài xế xe ôm và cả chính những người khiếm thị. <o></o>
Phải thật sự yêu thương, cảm thông và kiên nhẫn lắm thì những người làm việc “ăn cơm nhà vác tù hàng tổng” đó mới có những việc làm tốt đẹp dành cho cộng đồng. Chính những hình ảnh các em khiếm thính nắm tay các bạn khiếm thị đứng tiếc nuối vẫy tay chào dù chiếc xe đã đi xa từ lâu là động lực để những người như chị Nhung có thâm niên hơn 30 năm trong nghề đến những người trẻ như Hoàng và Hạnh và các tình nguyện viên khác có động lực và khao khát được đóng góp công sức của mình sẻ chia và xoa dịu được phần nào cho những mảnh đời bất hạnh.<o></o>
<o> </o>
Theo VH<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: