Đến khi nghỉ hưu, sở hữu một tủ sách đồ sộ, ông Phạm Thế Cường bỗng nảy ra ý định chia sẻ số sách của mình với mọi người thích đọc sách ở địa phương. Ngày 18/5/2008, thư viện tư nhân Phạm Thế Cường số 130/1B Lê Văn Thọ, P11, quận Gò Vấp, TP.HCM ra đời trong sự vui mừng của đông đảo người dân trong khu vực. <strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Phục vụ miễn phí<o></o>[/B]
Học sinh tiểu học chính là những bạn đọc đông nhất hiện nay của thư viện tư nhân Phạm Thế Cường, từ các trường tiểu học xung quanh như Minh Khai, Phan Chu Trinh, Chi Lăng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Du… các em đều biết đến thư viện của ông Cường, nơi mà mỗi tối thứ tư, sáu và chủ nhật có thể đến tìm đọc đủ loại sách. Vào lúc cao điểm, thư viện chật ních với hơn 40 em thiếu nhi đến đọc sách. Để cập nhật số sách cho các em, mỗi tháng ông Phạm Thế Cường dành ra từ 400-500 ngàn đồng mua sách thiếu nhi. <o></o>
Không chỉ đọc sách thuần túy, Thư viện Phạm Thế Cường còn tổ chức các hoạt động văn hóa khác như thành lập và đưa vào hoạt động CLB Em yêu khoa học và CLB Sử-Địa. Cứ mỗi tháng, cả 2 CLB lại có một buổi sinh hoạt theo chủ đề, các em sẽ được hướng dẫn đọc và thảo luận về các loại sách có nội dung liên quan. Thư viện còn tổ chức các buổi sinh hoạt dã ngoại miễn phí, khi thì đi thăm các bảo tàng, lúc lại đến những thư viện lớn…

Tủ sách người lớn của thư viện khá ấn tượng với những cuốn sách bác Cường đã sưu tầm gần như quá nửa cuộc đời. Tại đây có nhiều đầu sách quý, hiếm được in từ lâu đã không còn tái bản. Các bạn đọc sinh viên, nhà nghiên cứu biết tiếng đều tìm đến để được tiếp cận nguồn tri thức này.

Tất cả những hoạt động trên của Thư viện Phạm Thế Cường đều có một điểm chung là tinh thần phục vụ nhiệt tình và miễn phí. Như việc cho mượn sách, ông Cường chủ trương “các em muốn đọc là mừng rồi” nên hoàn toàn không có bất cứ khoản tiền nào như thế chân hay thậm chí bồi thường khi mất sách. Ở tủ sách người lớn, dù có nhiều cuốn sách hiếm nhưng việc sao chép, tham khảo cũng tự do, hoàn toàn không có một khoản thu nào. “Được chia sẻ sự yêu thích sách đến với mọi người đó là một niềm hạnh phúc”, ông Cường tâm sự.<o></o>
<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'>Thúc đẩy văn hóa đọc ở cơ sở<o></o>[/B]
Niềm yêu sách này không chỉ thể hiện ở việc giữ gìn sách, chia sẻ sách mà còn ở chỗ “đọc sách”. Mê sách và có thói quen đọc sách từ bé mỗi ngày ít nhất ông Cường cũng đọc từ 300 đến 400 trang sách, ngày nhiều có thể lên đến 700-800 trang.

Một thực tế hiện nay là có nhiều thủ thư nhưng lại ít đọc. Thư viện Phạm Thế Cường vì thế có một nét riêng, thủ thư của thư viện rất am hiểu về sách, điều này giúp cho ông Cường có một cách nhìn nhận, đánh giá về sách mang tính tích cực. <o></o>
Lấy mảng sách thiếu nhi làm tiêu biểu, ông Cường phân loại bạn đọc để chọn mua sách, các em lớp 1, 2 thì có các loại sách cổ tích, tấm gương hiếu thảo, lớp 3, 4 thì hướng vào thói quen đọc truyện chữ… Các sách đều được chọn nội dung theo 4 tiêu chí: giải trí, giáo dục, thẩm mỹ và kiến thức. Các loại truyện tranh bác không quen đọc thì có hai cậu con trai hơn 20 tuổi “kiểm duyệt”. <o></o>
Nhớ lại lúc ban đầu khi bác đề ra việc các em tự chọn sách, tự ghi sổ mượn, tự trả, tự cất… một thủ thư của thư viện quận đã cho rằng “không thể có chuyện đó”. Nhưng niềm tin vào các em đã thành công, khoe cuốn sổ mượn sách nguệch ngoạc đủ kiểu chữ của các cô cậu bé mới biết viết, ông Cường kể: “Ban đầu, các em vô tâm lắm, mượn sách đọc thì bỏ lăn lóc, vào ra thì không thưa gửi. Tôi cũng không nói gì, chỉ khi có cơ hội, mượn chuyện trong sách để góp ý, các em thấm dần, nay cứ ra thưa vào chào, sách lấy đâu thì cất đúng đấy”.

Những mô hình thư viện tư nhân như Thư viện Phạm Thế Cường đã góp một phần tích cực trong việc phát triển văn hóa đọc trên địa bàn dân cư. Đây là nét đẹp văn hóa cần được khuyến khích nhân rộng để xã hội có nhiều hơn nữa các điểm sáng văn hóa ở cơ sở. <o></o>
<o> </o>
Theo SGGP<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: