(Cinet) - Sáng 19/8, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức khai mạc Hội nghị, hội thảo Thư viện các bộ, ngành lần thứ nhất.


Hội nghị có sự tham dự của hơn 70 đại biểu đại diện của Thư viện các bộ, ngành ở Trung ương và Hà Nội; cùng đại biểu của các cơ quan hữu quan.
Hội nghị, hội thảo Thư viện các bộ, ngành lần thứ nhất<strong style='mso-bidi-font-weight: normal'> [/B]nhằm giúp các cán bộ thư viện các bộ, ngành trao đổi về định hướng phát triển của thư viện ngành đến năm 2020; đề xuất các giải pháp phát triển thư viện ngành trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển; cơ chế chính sách phát triển thư viện đa ngành và chuyên ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Hội nghị nghe các báo cáo tham luận của các đơn vị: Thư viện KHCNQG, Cục Thông tin KH&CNQG, Thư viện Trung ương Quân đội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia; Thư viện Viện Dân tộc học, Thư viện Viện Triết học (Viện KHXHVN), Viện Công nghệ Thông tin- Thư viện Y học Trung ương...
Được biết, thời gian qua, thư viện ở nước ta nói chung, các thư viện bộ, ngành nói riêng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức: xu hướng toàn cầu hóa; ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ Web vào công tác thư viện; nhu cầu người đọc có nhiều biến động trước sự phát triển của kỹ thuật nghe nhìn, khi việc đọc không còn là nhu cầu thiết yếu như trước đây. Cùng lúc, chúng ta đang tiếp cận và sử dụng cả thư viện truyền thống, thư viện điện tử, thư viện số.
Qua điều tra khảo sát tại các thư viện bộ, ngành của cơ quan chức năng cho thấy: các thư viện đầu ngành lớn như Thư viện Trung ương Quân đội, Thư viện Khoa học Công nghệ Quốc gia (KHCNQG), Thư viện Khoa học xã hội (KHXH), Thư viện Y học thuộc Viện Công nghệ Thông tin- Thư viện Y học Trung ương... được đầu tư lớn và hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, phần lớn thư viện của các bộ, các Viện nghiên cứu đều trong tình trạng hoạt động cấm chừng. Một số thư viện đầu ngành xây dựng được vốn tài liệu phong phú: Thư viện KHCNQG với trên 260 nghìn bản sách, 7000 tên báo tạp chí; Thư viện Quân đội có 300 nghìn bản sách; Thư viện KHXH có trên 480 nghìn bản, trên 2.300 tên báo tạp chí... Các thư viện nghiên cứu trung bình có khoảng 7.000 đến 20.000 tài liệu; có thư viện chỉ có trên dưới 2.000 bản. Thư viện KHCNQG triển khai “Dịch vụ bạn đọc đặc biệt” hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc tổng quan, cập nhật tài liệu của thế giới. Dịch vụ truy cập từ xa cho phép bạn đọc có thể khai thác nguồn tin điện tử của thư viện ở bất kỳ thời gian nào, nơi nào có máy tính kết nối mạng Internet. Thư viện Quân đội mở rộng đối tượng phục vụ ngoài quân đội...

Cinet/TTX


Theo cinet.vn

View more random threads: