Hiện cả nước có khoảng 2.000 cơ quan thông tin, thư viện chuyên ngành của các bộ, sở, ban, ngành, viện nghiên cứu... nhưng phần lớn đều hoạt động cầm chừng. <strong style=''><o></o>[/B]
Hầu hết ý kiến cho rằng, ngoài xem xét cấp thêm kinh phí, nên trao quyền chủ động cho các thư viện bộ, ngành trong việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động.<o></o>
<strong style=''>Vận hành theo cơ chế xin - cho<o></o>[/B]
Một trong những trăn trở lớn của hầu hết đại biểu dự Hội thảo thư viện bộ, ngành do Bộ VHTTDL tổ chức vừa qua là thư viện chuyên ngành ở nước ta vẫn vận hành theo cơ chế xin - cho. Nhà nước, các bộ, ngành cấp kinh phí hoạt động, thư viện phụ thuộc chủ yếu vào nguồn kinh phí ấy để xây dựng cơ sở hạ tầng, lập nguồn tư liệu và trả lương cán bộ, nhân viên. Và đương nhiên, thư viện muốn tổ chức hoạt động gì đều phải xin phép. Sự bị động như thế đã nảy sinh những bất cập. Bà Chu Tuyết Lan, nguyên Giám đốc Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm nhận định: “Hầu hết lãnh đạo các thư viện nghiên cứu không được quyền chủ động quyết định các hoạt động của thư viện mình phụ trách mà phải xin phép qua nhiều cấp - những người không có kiến thức thư viện lại quyết định chính những hoạt động của thư viện, từ việc cấp kinh phí đến triển khai các hoạt động cụ thể nên không tránh khỏi hạn chế”.<o></o>
Trừ một số thư viện đầu ngành lớn, còn phần lớán thư viện chuyên ngành có vốn tài liệu khiêm tốn, trên dưới 2.000 bản, như thư viện Viện Chiến lược phát triển chỉ có 1.640 bản. Có thư viện vỏn vẹn vài trăm đầu sách, còn lại là tạp chí, báo cáo kết quả nghiên cứu... Sự khiêm tốn về tư liệu tất yếu không thể đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Và dù các thư viện này muốn được cập nhật nguồn tư liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin xong tất cả lại phụ thuộc vào kinh phí cấp trên phê duyệt. Hiện tại, nguồn kinh phí đầu tư cho các thư viện chuyên ngành ở nước ta không đồng đều. Lẽ dĩ nhiên, quy tắc đầu tiên đặt ra là đong đếm, phân bổ theo quy mô, tầm vóc của thư viện. Song cũng có khi sự tính toán còn chưa hợp lý đã khiến không ít thư viện rơi vào hoạt động cầm chừng. Thế mới có chuyện, có thư viện hàng năm được đầu tư tới vài ba tỷ đồng nhưng lại có thư viện lại chỉ nhận ở mức khiêm tốn từ 100 - 300 triệu đồng/năm. Như thư viện chuyên ngành Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, nguồn kinh phí để bổ sung tài liệu, số liệu gần như bằng không. Bà Hoàng Kim Dung, Phó trưởng ban Nguồn và phát triển thông tin của Trung tâm cho biết: mỗi năm kinh phí cho phòng thông tin tư liệu thư viện là 50 triệu đồng, chỉ đủ để mua báo, tạp chí thông thường trong nước. Cũng vì thiếu kinh phí hoạt động, nên đến nay, thư viện cũng chỉ có 4 cán bộ, trong đó 2 người được đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy nhiên rất ít khi cán bộ được tham dự các lớp học cập nhật kiến thức về chuyên ngành do không có kinh phí.<o></o>
Cũng do ít kinh phí nên các thư viện muốn mở rộng cơ sở, nâng cao hoạt động, đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc cũng khó thực hiện. Bà Nguyễn Thị Hồng Nhị, Thư viện Viện Dân tộc học ngậm ngùi: “hiện nay kho tài liệu của thư viện đã chật, không có chỗ để giá mới cho tài liệu mới mua về. Muốn lưu giữ, bảo quản nguồn tư liệu ảnh trên máy tính để phục vụ tốt hơn nhu cầu người dùng tin cũng không có kinh phí”.<o></o>
<strong style=''>Trao quyền chủ động cho thư viện<o></o>[/B]
Luật Thư viện đang được soạn thảo để tiến tới có một văn bản pháp lý bao quát nhất cho hoạt động thư viện, trong đó có các quy định về quyền và trách nhiệm của thư viện chuyên ngành. Theo dự thảo Luật, thư viện chuyên ngành có quyền huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho hoạt động thư viện; được tổ chức các hoạt động, dịch vụ phù hợp chức năng, nhiệm vụ; được thu phí một số dịch vụ... Trên thực tế, các thư viện cũng đã hoạt động theo quyền này, chỉ có điều quyền của họ không phải lúc nào cũng chủ động mà phải đi xin. Theo bà Chu Tuyết Lan, Luật Thư viện cần phải có quy định rõ, người đứng đầu thư viện phải được trao thực quyền, chủ động thì hoạt động thư viện mới có hiệu quả. Điều này có nghĩa, thư viện có thể tự lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động của mình: liên hệ nguồn vốn hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân; tổ chức các dịch vụ phục vụ bạn đọc, định mức phí thu, cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ... mà không cần phải vác đơn đi xin giấy phép. Khi có sự chủ động như vậy, chắc chắn trách nhiệm của thư viện sẽ được nâng cao hơn. <o></o>
Cũng theo bà Lan, nhân lực trong các thư viện cần phải được đào tạo cả về nghiệp vụ thư viện và kiến thức chuyên ngành. Có như vậy hoạt động thư viện mới hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu độc giả, tránh tối đa việc để thất thoát, lãng phí nguồn dữ liệu thông tin do không có nghiệp vụ, không biết cách khai thác vào bảo quản. Đơn cử như Viện Khoa học xã hội Việt Nam có khoảng gần 1.000 nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu sinh, do đó nguồn tin khoa học nội sinh rất lớn, nhưng nó lại chưa được quản lý và khai thác hợp lý. Nguyên nhân là do thiếu quy định, cũng như nhân lực hạn chế, đặc biệt kinh phí hạn hẹp. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, kinh phí hoạt động chính của các thư viện vẫn từ nguồn Nhà nước, nhưng phải có sự phân bổ hợp lý và linh hoạt hơn dựa trên nhu cầu thực tiễn hoạt động của thư viện. Với nguồn kinh phí rót xuống, thư viện tự quyết định các hoạt động của mình. Các cơ quan chủ quản chỉ nên quản lý về chất lượng hoạt động, nếu tốt thì sẽ cân nhắc cấp tiếp kinh phí thay vì nắm đằng chuôi như hiện nay.<o></o>


Theo ĐBND<o></o>

Theo cinet.vn

View more random threads: