Sau một thời gian, với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thư viện, đến nay dự thảo Luật Thư viện đang trong quá trình được Bộ VHTTDL tổ chức lấy ý kiến.
<strong style=''>[/B]Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL đã có cuộc trao đổi với PV xung quanh nội dung dự thảo Luật này.
<strong style=''><em style=''>Xin bà cho biết những nội dung cơ bản và đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật Thư viện?[/I][/B]
- Bà Nguyễn Thị Thanh Mai: Hành lang pháp lý mới cho lĩnh vực thư viện đến thời điểm này gồm 6 chương, 37 điều.
Đáng chú ý là những quy định về tổ chức và hoạt động thư viện; quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động thư viện; chính sách của Nhà nước đối với hoạt động thư viện…
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, Luật áp dụng đối với thư viện được thành lập do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ VN, cá nhân nước ngoài đang cư trú tại VN.
<strong style=''><em style=''>Sự ra đời của Luật Thư viện đã được mong đợi từ lâu. Vậy hiệu quả của hành lang pháp lý này đối với sự phát triển của lĩnh vực thư viện VN sau khi Luật ban hành được “tiên liệu” như thế nào, thưa bà?[/I][/B]
- Luật ra đời, hoạt động thư viện sẽ được bảo đảm về pháp lý một cách đầy đủ nhất. Đó là việc bảo đảm quyền của các tổ chức, cá nhân như quyền thành lập thư viện, quyền sử dụng vốn tài liệu và các dịch vụ thư viện, quyền tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức… Đối với từng thư viện, hành lang pháp lý sẽ tác động mạnh mẽ đến nguồn lực nhằm bảo đảm cho sự phát triển.
Các quy định của Luật khẳng định sự cần thiết của thiết chế thư viện trong sự phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức, xã hội và đất nước. Từ đó tăng cường sự quan tâm đầu tư một cách toàn diện, đồng bộ đối với hoạt động thư viện. Mỗi thư viện sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, thực sự trở thành trung tâm thông tin - văn hóa - giáo dục ngoài nhà trường, trở thành môi trường học tập suốt đời của mỗi người dân, góp phần hướng tới mục tiêu xây dựng “xã hội đọc”, thế hệ đọc tương lai.
Mặt khác, đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng thư viện và nguồn tài nguyên của thư viện, Luật đảm bảo quyền lợi của họ, giúp dễ dàng tiếp cận với việc sử dụng các dịch vụ thư viện; đồng thời cũng làm cho mỗi cá nhân ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm trong khai thác, sử dụng vốn tài liệu thư viện.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật sẽ giúp hình thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, một công cụ quản lý hữu hiệu, bảo đảm hoạt động thư viện ở mọi loại hình, mọi hình thức sở hữu đi vào hoạt động theo quỹ đạo chung của pháp luật VN.
<strong style=''><em style=''>Dự thảo Luật Thư viện có điểm mới và phạm vi điều chỉnh được mở rộng như thế nào, thưa bà?[/I][/B]
- Dự thảo Luật có nhiều nội dung mới so với hệ thống văn bản quản lý mà chúng ta đã có trước đây. Trong đó, điểm nhấn là mở rộng phạm vi điều chỉnh. Luật sẽ điều chỉnh đối tượng mới là các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Hiện nay VN có trên 50 thư viện được tổ chức theo mô hình này và với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, chắc chắn loại hình thư viện tư nhân sẽ được tạo đà phát triển và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu đọc của cộng đồng dân cư tại các địa phương. Một đối tượng mới khác là những thư viện có phục vụ người đọc VN của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại VN.
<strong style=''><em style=''>Xin bà cho biết cụ thể hơn về mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng?[/I][/B]
- Trước đây, Pháp lệnh Thư viện không điều chỉnh đối tượng này. Tuy nhiên từ những đòi hỏi của thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân. Về cơ bản, các chính sách đối với thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trong dự thảo Luật Thư viện là sự kế thừa toàn bộ các quy định trong Nghị định trên với giá trị pháp lý cao hơn của một văn bản Luật.
Nhiều chính sách để khuyến khích sự phát triển của mô hình thư viện này, cơ bản là: các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng được nhận sách luân chuyển từ các thư viện công cộng nhà nước để làm giàu vốn tài liệu; người làm việc trong thư viện tư nhân được tài trợ toàn bộ chi phí ăn, ở, đi lại, học phí khi tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do ngành VHTTDL tổ chức…
<strong style=''><em style=''>Dư luận cho rằng, đôi khi thiết chế thư viện tại một số địa phương đã phải chịu đựng sự đối xử “bất công bằng”, thiếu quan tâm và đầu tư thỏa đáng. Vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào khi Luật Thư viện ra đời, thưa bà?[/I][/B]
- Dự thảo Luật dành toàn bộ chương IV và V cho các nội dung “Đầu tư phát triển thư viện” và “Quản lý nhà nước về thư viện”. Trong đó quy định rõ về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí, đầu tư phát triển nguồn nhân lực… đối với các thư viện.
Điều 28, chương IV nêu cụ thể: Nhà nước thực hiện chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thư viện, gồm: Xây dựng, nâng cấp trụ sở theo hướng chuẩn hóa, phù hợp với yêu cầu của hoạt động thư viện; hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện và kỹ thuật; cấp thiết bị, phương tiện vận chuyển cho các thư viện cấp tỉnh để luân chuyển vốn tài liệu thư viện phục vụ lưu động ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nông thôn, phục vụ lực lượng vũ trang nhân dân; dành quỹ đất xây dựng thư viện công cộng trong quy hoạch của địa phương.
Cùng với nhiều quy định khác, sự phát triển của thiết chế thư viện sẽ được đảm bảo và quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn.
<strong style=''><em style=''>Dự kiến đến bao giờ Luật sẽ trình và ban hành? [/I][/B]
- Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội khóa 13, Dự thảo Luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3 và thông qua vào kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 13. Như vậy, tháng 12 này Bộ VHTTDL phải trình Chính phủ dự thảo Luật.
<em style=''>Xin cảm ơn bà![/I]

Theo VH

Theo cinet.vn