Làm gì để góp phần nâng cao văn hoá đọc cho nhân dân, nhất là cho đội ngũ CBCNVCLĐ trong tình hình hiện nay? Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Giới - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL - cho biết: [IMG]/userfiles/image/2011/1292.jpg[/IMG]Ông Nguyễn Hữu Giới tại Thư viện Gyoha (TP.Paju, Hàn Quốc)
- Góp phần nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân, đặc biệt là cho CB CNVCLĐ đã từ lâu không chỉ là mục đích tối thượng của cả 3 ngành xuất bản, phát hành sách và thư viện, mà còn là nỗi trăn trở của tất cả mọi người.
Để đưa được nhiều sách tới tay người đọc, ngoài việc in nhiều sách, giá cả hợp lý, quảng bá sách tốt thì rất cần tổ chức tốt các hoạt động thư viện từ TƯ đến cơ sở. Bởi hiện nước ta có trên 25.000 thư viện lớn, nhỏ sẽ là một công cụ hữu hiệu để chuyển tải sách báo thông tin và tri thức đến với hàng chục triệu người dân ở khắp mọi miền của tổ quốc.
Ông đánh giá như thế nào về công tác phục vụ văn hoá đọc cho CB CNVCLĐ của hệ thống thư viện nước ta hiện nay?
- Từ nhiều năm nay, hệ thống thư viện cả nước luôn quan tâm phục vụ văn hoá đọc cho CB CNVCLĐ. Thư viện các tỉnh, huyện, khu dân cư đều có người đến mượn, đọc, tra cứu thông tin. Lượng thẻ đọc của CB CNVCLĐ ở các địa phương bình quân hằng năm chiếm tới 20-25% tổng số thẻ đọc ở các thư viện.
Ví dụ tại Thái Nguyên tỉ lệ này là 20%, Hải Phòng 18%, TPHCM 30%, Đồng Nai khoảng 20%, Bình Định 22,8%. Tỉ lệ này cho thấy một điều rất đáng mừng là ngoài công việc hằng ngày, số lượng CB CNVCLĐ quan tâm tới đọc sách, báo, tìm kiếm tri thức là khá đông.
Nhằm phục vụ tốt nhất cho tất cả các đối tượng bạn đọc, hệ thống thư viện trong cả nước đang thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược, đó là: Hiện đại hoá hoạt động thư viện ở TƯ và các tỉnh, thành phố, các trường đại học, chuyển từ hoạt động thư viện truyền thống sang hiện đại thông qua ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Thưa ông, hiện nay có rất ít KCN, KCX ở nước ta có thư viện phục vụ nhu cầu đọc của CNLĐ. Theo ông, làm thế nào để từng bước khắc phục tình trạng này?
- Có một thực tế là, ở những địa bàn này, chính quyền địa phương và chủ đầu tư rất ít quan tâm đến đời sống tinh thần của CNLĐ nói chung, đến văn hoá đọc nói riêng. Trong khi đó, những vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội xảy ra tại các KCN, KCX có nguyên do là mặt bằng dân trí thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, về kiến thức cuộc sống.
Nếu thực sự chúng ta quan tâm đến văn hoá đọc cho NLĐ, thì chỉ cần thu xếp một góc nhỏ trong các nhà máy, xí nghiệp, khu vực lao động... của tỉnh hoặc địa phương, rồi đầu tư kinh phí, trang thiết bị, sách báo, bố trí người phục vụ thư viện, là sẽ có điểm đọc thuận tiện cho mọi người. Tuy nhiên, việc này cũng rất cần sự quan tâm, phối hợp của tổ chức CĐ.
Theo tôi được biết, một số KCN, KCX có nhà đa năng cho CNLĐ, trong đó có giá để báo. Như vậy cũng chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí, tinh thần và văn hoá đọc của CNLĐ. Kể cả những nơi trang bị máy vi tính có kết nối Internet thì cũng chỉ chủ yếu phục vụ phần nào cách “đọc nhìn” chứ không phải là đọc để lấy thông tin và tri thức một cách bền vững.
Để khắc phục tình trạng này, đề nghị Tổng LĐLĐVN nên xây dựng đề án về tăng cường văn hoá đọc, nâng cao tri thức cho CNLĐ tại các KCN, KCX, các DN FDI trong cả nước. Đôi khi chỉ cần một vài tủ sách, giá sách nhỏ với các đầu sách về khoa học, công nghệ, y tế, máy móc, ATLĐ, văn học, nghệ thuật...
Những DN nào xây dựng được tủ sách như vậy thì quá tốt và tôi tin CNLĐ của chúng ta sẽ thường xuyên đến đọc, vì đó chính là nơi bồi bổ kiến thức cho NLĐ, để họ làm việc tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho DN. Đồng thời, đó cũng là cách để góp phần tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ CNVC NLĐ về mặt tinh thần, những nơi chưa xây dựng được thư viện, tủ sách, thì trước mắt cần xây dựng góc đọc sách báo cho có hiệu quả.
Về phía chúng tôi, những người công tác thư viện, sẵn sàng phối hợp để tư vấn, tổ chức, hỗ trợ xây dựng góc đọc, hoặc thư viện, tủ sách cho những nơi có nhu cầu. Chuyến đi thực tế tại Hàn Quốc vừa qua cho thấy có những DN, đơn vị của họ đầu tư cho thư viện rất lớn, với nhiều trang thiết bị hiện đại, sách báo phong phú, đầy đủ để phục vụ tốt nhu cầu đọc của CB CNVCLĐ.
Họ làm như vậy vì hiểu rằng đọc sách báo, tìm kiếm thông tin và tri thức có thể không mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế ngay tức thì, nhưng nó sẽ mang lại tính bền vững và hiệu quả trong tương lai - nhất là trong thời đại toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức ngày hôm nay.
Xin cảm ơn ông!
Theo TT

Theo cinet.vn

View more random threads: