Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTTNNĐ) của Quốc hội đã có cuộc làm việc về việc thực hiện Pháp lệnh Thư viện trên địa bàn TP.HCM.
Nhiều bất cập
<strong style=''>[/B]
Báo cáo của Bộ VHTTDL về tình hình thi hành Pháp lệnh Thư viện cho biết, chính thức có hiệu lực thi hành từ năm 2011 đến nay, Pháp lệnh đã bộc lộ những bất cập, chưa thống nhất, chồng chéo, không đồng bộ và chưa kịp thời. Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh chưa đầy đủ, chưa điều chỉnh mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (hiện cả nước có gần 50 thư viện).
Thiếu quy định về thẩm quyền thành lập, thủ tục đăng ký hoạt động và quy định phạm vi quy hoạch thư viện dẫn đến việc đầu tư phát triển mạng lưới thư viện; đặc biệt là mạng lưới thư viện phục vụ tại nông thôn, trường học hiện nay rất thiếu và yếu… Bên cạnh đó, hoạt động thư viện trên mạng thông tin máy tính cần phải được bổ sung.
Quy định về việc chuyển giao xuất bản phẩm địa phương cho thư viện cấp tỉnh, thành không còn phù hợp với tình hình thực tế khi đã tách bộ phận thông tin của ngành văn hóa trước đây chuyển sang ngành thông tin – truyền thông. Quy định về phân loại, phân hạng thư viện cũng chưa hợp lý so với phân loại của quốc tế…
Qua giám sát việc thực hiện Pháp lệnh Thư viện trên địa bàn TP.HCM, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội cho biết, mạng lưới thư viện quận, huyện và xã, phường hiện còn mỏng.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, nhân lực và điều kiện hoạt động của thư viện còn hạn chế. Chế độ chính sách còn thấp, chưa đủ sức thu hút nguồn nhân lực vào làm công tác thư viện… dẫn đến văn hóa đọc ở vùng ven và ngoại thành có dấu hiệu giảm sút.
Không thể chậm trễ hơn nữa
Để xây dựng văn hóa đọc, các nước trong khu vực và thế giới đã có Luật Thư viện cách nay 20 đến 30 năm. Việt Nam đã lạc hậu quá xa so với khu vực và thế giới, do đó việc ban hành Luật Thư viện để tạo động lực xây dựng một xã hội học tập, phổ biến tri thức đến đông đảo các tầng lớp nhân dân là rất cần thiết, không thể chậm trễ hơn nữa, ông Nguyễn Hữu Giới, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Thanh cho rằng, cần nhanh chóng có Luật Thư viện để tạo điều kiện cho ngành này phát triển, phải lấy thư viện “làm cốt” để phát động lại phong trào xây dựng văn hóa đọc đang ngày càng xuống cấp.





Trong tình hình hiện nay cần thiết phải có Luật Thư viện để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho việc phát triển hệ thống thư viện phục vụ công việc học tập suốt đời của nhân dân.(PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM)




PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM khẳng định, trong tình hình hiện nay cần thiết phải có Luật Thư viện để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho việc phát triển hệ thống thư viện phục vụ công việc học tập suốt đời của nhân dân.
Trong khi đó theo ông Lê Như Tiến, trong bối cảnh các phương tiện truyền thông, nghe nhìn, internet và thông tin đại chúng phát triển như vũ bão hiện nay đã ít nhiều làm cho văn hóa đọc mai một dần.
Nhưng các phương tiện nói trên và văn hóa nghe nhìn không thể thay thế được văn hóa đọc, vì văn hóa đọc đã có từ ngàn đời nay với những đặc thù riêng mà văn hóa nghe nhìn không thể thay thế được. Nên tất cả các nước trên thế giới và khu vực đều đánh giá vai trò rất quan trọng của thư viện và đầu tư mạnh, xứng tầm để thu hút đông đảo công chúng, bạn đọc đến thư viện.
Ông Tiến cho biết, trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13, Quốc hội đã đưa dự án Luật Thư viện vào chương trình chính thức. Đây cũng là sự khẳng định của Quốc hội về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ban hành Luật Thư viện.
Theo đó, dự án Luật Thư viện sẽ được Quốc hội khóa 13 cho ý kiến lần thứ nhất vào kỳ họp thứ 3 (tháng 5.2012), đến kỳ họp thứ 4 khoảng cuối năm 2012 sẽ thông qua.
Theo VH

Theo cinet.vn

View more random threads: