(Cinet) – 5 năm qua, việc phát triển mô hình Tủ sách dòng họ, Tủ sách phụ huynh ở Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đây được ví như những “cánh tay nối dài” của thư viện để “đưa chữ về làng”. [IMG]/userfiles/image/2012/ho do_an duc_qp.jpg[/IMG]Tủ sách họ Đỗ thôn Đại Điền, xã An Vũ, Quỳnh Phụ (Ảnh: TVTB)
Quỳnh Phụ cũng là địa phương đầu tiên của Thái Bình có phong trào 'sách hóa' nông thôn, huy động được sức mạnh cộng đồng xây dựng được hệ thống những tủ sách ngay tại thôn, làng.
Hiệu qủa hoạt động của tủ sách dòng họ được ghi nhận rõ nét đó là việc hưởng ứng của người dân, sách được nhiều người từ cao tuổi đến trẻ em truyền đọc. Với cách thức tổ chức tủ sách ngay tại địa điểm gần gũi, thuận tiện với người dân nông thôn, không mất nhiều thời gian với việc đi lại mượn sách, cùng với cách quản lý bằng tình cảm họ hàng làng xóm, đã có nhiều cuốn sách được đưa tới người đọc. Thông qua sổ theo dõi mượn trả sách của các tủ sách cho thấy đã có hàng trăm lượt bạn đọc với hàng ngàn lượt sách luân chuyển. Việc đọc không chỉ dừng lại bởi mức độ thiết thực đối với mỗi cá nhân, mà việc đọc còn ý nghĩa hơn khi các bác cao tuổi đọc được cuốn sách hay bổ ích đã cùng nhau bàn thảo, cùng trao đổi, nhất là đối với sách văn học, sách y học. Các em lứa tuổi học sinh ngoài giờ học đã có sách đọc rất bổ ích mà mỗi gia đình không phải lo kinh phí mua sách cho con em mình. hiện nay, tính riêng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đã có tới 11/25 tủ sách dòng họ tiêu biểu như tủ sách dòng họ Đỗ, dòng họ Lương.





Mô hình thư viện dòng họ ra đời - kết quả từ sáng kiến của anh Nguyễn Quang Thạch - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng. Với mong muốn trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân nông thôn cần có sách đọc để nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết, sau quá trình nghiên cứu các mô hình thư viện đang hoạt động trên cả nước, anh đã có sáng kiến xây dựng mô hình TỦ SÁCH DÒNG HỌ.
Ban đầu, cá nhân anh đã tự đầu tư kinh phí, vận động mở được 11 tủ sách. Sau đó với sự ủng hộ của một số các nhân, tổ chức xã hội, qua việc vận động quyên góp sách, anh đã đi nhiều nơi trong cả nước vận động chính quyền và người dân, giúp đỡ mở tủ sách. Đến nay trên địa bàn 20 tỉnh trong cả nước đã có 67 tủ sách dòng họ được mở ra và đang hoạt động tốt. Trong đó, tại Thái Bình trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 15 tủ sách, huyện Đông Hưng có 2 tủ, huyện Thái Thụy có 1 tủ và huyện Kiến Xương có 1 tủ. Điển hình là xã An Dục Quỳnh Phụ có 11 tủ sách dòng họ.




Bên cạnh đó, chương trình sách hóa nông thôn đã xây dựng hàng trăm tủ sách tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Dựa trên cơ sở phụ huynh góp tiền đóng tủ và mua sách, chương trình tặng thêm cho mỗi lớp học từ 50-70 đầu sách và học sinh được tập huấn kỹ năng quản lý tủ sách. Trường THCS An Dục ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ là nơi có những Tủ sách phụ huynh đầu tiên (năm 2009). Sau gần 4 năm, đến nay 100% lớp học tại trường đã có tủ sách, trung bình mỗi tủ có 150 - 200 bản sách. Lớp này ra trường tặng lại sách cho các lớp sau, đến nay tủ sách của trường đã có hàng ngàn cuốn với đủ các thể loại: truyện tranh, truyện dân gian, sách tham khảo phục vụ học tập...
Có thể nói, sau 5 năm đi vào hoạt động, các mô hình tủ sách đã giúp cho hàng trăm ngàn người có cơ hội tiếp cận với sách. Từ mô hình tủ sách dòng họ đầu tiên ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), đến nay chương trình sách hóa nông thôn đã xây dựng được khoảng 220-230 tủ sách dòng họ, tủ sách phụ huynh và tủ sách giáo xứ/giáo họ trên phạm vi cả nước.
Ở Thái Bình hiện có trên 25 tủ sách dòng họ, 120 tủ sách phụ huynh và 1 tủ sách giáo xứ. Để nhân rộng mô hình tại các trường học, phòng Giáo dục huyện Quỳnh Phụ dự kiến trong năm 2012, sẽ có thêm 1.000 tủ sách phụ huynh được khởi động tại 60 điểm trường tiểu học và THCS. Nhân Tuần lễ đọc sách và Ngày hội đọc sách năm nay, Thư viện tỉnh Thái Bình cũng đã trao tặng 1.000 bản sách cho các tủ sách tại các huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Đông Hưng, Thái Thụy.
CN/TTX

Theo cinet.vn

View more random threads: