Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bạn đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Để thư viện thật sự là nơi phục vụ bạn đọc đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ các loại sách, báo tạp chí... Bên cạnh đó các nguồn thông tin được bổ sung từ các báo cáo khoa học củađề tài dự án cần thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào và dưới bất cứ dạng nào. Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải đảm bảo phù hợp, đáu ứng được yêu cầu sử dụng của người dùng tin.
Nhu cầu của người dùng tin về sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày một tăng theo chiều hướng phát triển của nguồn lực thông tin. Vì thế bên cạnh sản phẩm thông tin truyền thống như: hệ thống mục lục, các bản thư mực... thư viện phải cần phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm thông tin như: Cơ sở dữ liệu, ấn phẩm toàn văn trong đĩa CD-ROM và DVD-ROM...Những dịch vụ thông tin mới như: phục vụ theo chế độ hỏi đáp, theo chế độ chọn lọc hội thảo khoa học, tuyên truyền, giới thiệu tài liệu thư viện trên truyền hình (chuyên mục nhịp cầu trí thức), dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng (OPAC)... Các sản phẩm và dịch vụ này sẽ giúp người dùng tin tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng.
Tỉnh Hà Giang từ khi tái thành lập đến nay đã có nhiều đề tài, dự án khoa học nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội... Theo ước tính mỗi năm củaSở Khoa học và công nghệ thì tỉnh ta có khoảng 20 đề dài dự án cấp tỉnh và 10 đề tài dự án cấp cơ sở (huyện, thành phố). Chưa kể đến những đề tài, luận văn, luận án tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ... nghiên cứu về Hà Giang, chỉ tính như vậy thì từ 1993 đến nay tỉnh ta đã có hàng trăm đề tài dự án khoa học. Đây là những công trình nghiên cứu khoa học rất có chất lượng do các nhà khoa học hoặc tập thể các nhà khoa học sáng tạo nên, nhiều đề tài dự án đã được triển khai ứng dụng trong thực tiễn và có những kết quả thành công. Tuy nhiên, sau thời gian 1- 2 năm hoặc 10 năm sau, rất có thể những đề tài dự án này sẽ bị chìm vào quên lãng, không còn được nhắc đến và có nguy cơ thất lạc, hỏng hóc do chưa có một phương thức xử lý để bảo quản và quảng bá rộng rãi cho mọi người cùng biết. Trong khi đó sẽ có rất nhiều những nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những lĩnh vực có liên quan mà họ không biết hoặc không thể tiếp cận được những đề tài khoa học đã có trước đây, để tham khảo và phát triển mang tích chất kế thừa từ những công trình nghiên cứu sẵn có. Vì vậy đây là lúc chúng ta cần tiến hành số hoá những tài liệu khoa học của tỉnh từ năm 1993 trở về đây.
Hiện nay trên thế giới, xu thế phát triển Thư viện số đã trở thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động thông tin thư viện. Thư viện số là một thư viện hiện đại mà đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vì thế trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, khi nói đến thư viện người ta không nói đến một thư viện đơn độc mà nói đến một hệ thống thư viện hay là mạng lưới thư viện - Những thư viện cùng ngành, cùng chức năng, hay trong cùng một vùng địa lý liên kết với nhauNgoài việc có thể đọc và lưu trữ tài liệu trên máy, số hóa tài liệu còn mang lại nhiều lợi ích rất lớn.
Xây dựng nguồn tài nguyên số chính là một xu thế tất yếu vì mục đích sao lưu, bảo quản tài liệu, mở rộng đối tượng phục vụ và chia sẻ tài nguyên, tận dụng tối đa và có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Số hoá nguồn tài liệu - đây là công đoạn đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, kinh phí nhưng lại là khâu dễ dàng thực hiện nhất. Bởi vì hiện nay công nghệ số hóa tài liệu đã tiến bộ rất nhiều. Nếu như trước đây, khi ta muốn số hóa một cuốn sách khoảng 2000 trang thì phải mất hàng mấy ngày để quét từng trang sách. Nhưng hiện nay cũng với cuốn sách đó chỉ mất vài giờ đồng hồ là cho ra một sản phẩm tài liệu số đảm bảo chất lượng tốt, sắc nét, hình ảnh đẹp, giống 100% bản gốc và đặc biệt còn cho phép tự động tạo các siêu dữ liệu mô tả và siêu dữ liệu cấu trúc của tài liệu ở định dạng XML. Hiện nay ở Thư viện Quốc gia Việt Nam đã có các thiết bị số hóa tài liệu của công nghệ KIRTAS APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị BookScan APT 1200 có thể giúp các thư viện có thể số hóa nguồn tài liệu với số lượng lớn, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, thiết bị nhận dạng quang học OCR. Đặc biệt là công nghệ KIRTAS APT 1200 có một phần mềm biên tập BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu cầu; BookScan APT 1200 không làm hư hỏng tài liệu gốc do không phải tháo gáy tài liệu đối với tài liệu có độ dày trang khi thực hiện Scan. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho ngành Thông tin – Thư viện nói chung và cho hệ thống thư viện công cộng nói riêng cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cũng như tại tỉnh Hà Giang.
Theo HG

Theo cinet.vn

View more random threads: