Lễ dâng hương lên Quốc tổ Lạc Long Quân. Ảnh minh họa




(Cinet) - Lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 01 tháng 4 vừa qua theo Quyết định số 959/QĐ-BVHTTDL ngày 01/4/2014.

Lễ hội Bình Đà là lể hội truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam gắn liền với Lễ Quốc tổ Lạc Long Quân. Từ xa xưa, người dân đã lập đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại Bình Đà để ghi nhớ công ơn của người khai sinh ra đất Việt. Trong dân gian Việt Nam vẫn lưu truyền câu chuyện: Quốc Tổ Lạc Long Quân kết duyên cùng Quốc mẫu Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con. Khi trưởng thành, 50 người con theo mẹ ngược đường về đất Phong Châu, 50 người con theo cha xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ, cách biển không xa thấy đất đai màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều dáng đất cao mang dáng rồng chầu hổ phục ngài bèn chọn đất này làm nơi sinh cơ lập nghiệp. Tương truyền, Quốc Tổ Lạc Long Quân hóa tại Bình Đà vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, và mộ của ngài được đặt tại Ba Gò (hay còn gọi là gò Tam Thai).

Nay, lễ hội Bình Đà thường được tổ chức trong khoảng thời gian từ 25 tháng 2 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Bình Đà là nơi hiếm hoi trên đất nước Việt Nam có hai vị thành hoàng làng, một là Quốc tổ Lạc Long Quân, hai là Linh Lang Đại Vương. Người dân Bình Đà ngày nay thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại đền Nội và Linh Lang Đại Vương tại đền Ngoại.

Mặc dù là một lễ hội độc đáo, có giá trị lịch sử song nhiều năm nay lễ hội Bình Đà không được nhắc đến lý do là bởi chiến tranh loạn lạc trong một thời gian dài đã khiến cho lễ hội không được tổ chức, các cụ cao niên trong làng cũng không muốn di sản của cha ông bị nhòm ngó do đó không dám mở hội.

Vài năm gần đây, người dân Bình Đà mới nỗ lực phục dựng lại lễ hội, đến nay lễ hội Bình Đà đã trở thành lễ hội cấp huyện.

Cũng như nhiều lễ hội truyền thống khác, Lễ hội Bình Đà có phần lễ và phần hội. Phần lễ với nhiều lễ độc đáo như lễ Mã hoàn ký, lễ Trào, lễ tế bò ở đền Ngoại, lễ tạ…vẫn được gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt lễ rước bánh Thánh qua cầu Thiền Quang và thả bánh xuống giếng Ngọc là một nghi lễ thiêng liêng, kỳ bí rất thu hút người tham gia và là điểm nhấn riêng của lễ hội Bình Đà.

NLH










Theo cinet.vn

View more random threads: