[IMG]/userfiles/image/2014/leboma4(1).jpg[/IMG]


Một nghi lễ trong lễ bỏ mả của người Raglai



(Cinet) – Là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của người đồng bào dân tộc Raglai, Lễ bỏ mả đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ngày 17 tháng 4 vừa qua.

Người dân tộc Raglai có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao trong đó đặc biệt và tiêu biểu nhất là lễ bỏ mả. Theo quan niệm của người Raglai thì: ‘”Chết không phải là hết mà là bắt đầu một cuộc sống mới ở thế giới khác”. Khi chết hồn người chết biến thành ma, do đó cần phải làm lễ bỏ mả, khi lễ bỏ mả hoàn tất thì người chết mới tới được thế giới của bên kia ( Thế giới nơi mà các hồn ma sống và làm việc như trên trần thế).

Trước kia người Raglai thường tổ chức lễ bỏ mả rất lớn nay tuy có phần thu hẹp do điều kiện hoàn cảnh song đây vẫn là một nghi lễ vô cùng quan trọng của đồng bào dân tộc nơi đây. Người Raglai và một số đồng bào dân tộc khác cũng có lễ bỏ mả vẫn giữ phong tục chôn chung và bỏ mả chung. Do đó để tổ chức được một lễ bỏ mả phải chuẩn bị trước đó hàng tháng. Lễ bỏ mả thường được tổ chức vào những ngày trăng sáng nhất trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Những gia đình có người thân làm lễ bỏ mả cùng cả dân làng tấp nập ra khu nhà mồ đã được dọn sạch sẽ và bắt đầu buổi lễ.



[IMG]/userfiles/image/2014/bo ma (3) nto.jpg[/IMG]


Sau khi các nghi lễ hoàn tất, người dân trong làng tụ họp lại và tổ chức ăn uống, trò chuyện...





Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho lễ hội bỏ mả..





Buổi lễ bỏ mả của người Raglai được tổ chức trang trọng với màn biểu diễn nhạc cụ mã la, đàn đá của các nghệ nhân người Raglai. Sau đó lễ bỏ mả được tiến hành bằng nhiều nghi thức khác như: lễ nhà mồ, lễ cúng và lễ đặt mô hình con tàu, lễ rước ông bà và vật thiêng, lễ giáp mặt tổ tiên và lễ tục chia của. Đối với người Raglai, việc tổ chức lễ bỏ mả là để thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người đang sống đối với người đã khuất, đồng thời còn là dịp thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa với công ơn ông bà, báo hiếu cha mẹ và còn biểu hiện tình làng, nghĩa xóm.

Với những ý nghĩa văn hóa, tâm linh quan trọng và đặc sắc như vậy, lễ bỏ mả của người Raglai đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngày 17 tháng 4 vừa qua, Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho lễ hội này tại thị trần Tô Hạp, huyện Khánh Sơn.

NLH



Theo cinet.vn

View more random threads: