(Cinet) – Cùng với 2 tác phẩm hội họa khác trong số 37 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 2, tuyệt tác “Em Thúy” của danh họa Trần Văn Cẩn đã chính thức trở thành bảo vật của quốc gia.
“Em Thúy” là một tác phẩm hội họa, được danh họa Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Tác phẩm là chân dung chính diện một em bé gái khoảng 10 tuổi. Em bé trong tranh có mái tóc ngắn, ngồi trên ghế mây, hai tay đặt trên đùi và mặc bộ quần áo trắng đơn giản.
Thực tế nhận vật “Em Thúy” trong tranh là cháu gái của họa sĩ Trân Văn Cẩn có tên là Minh Thúy. Mặc dù có nhiều tác phẩm nổi tiếng, song “Em Thúy có thể coi tác phẩm thành công nhất của họa sĩ. Không chỉ có vậy, “Em Thúy còn được coi là một trong những tác phẩm chân dung thành công nhất của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20.
Theo ý kiến của nhiều nhà phê bình: Hình tượng cô bé trong tác phẩm “Em Thúy” phản ánh thế giới nội tâm của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bởi vào giai đoạn những năm 1940, họa sĩ Trần Văn Cẩn mang nhiều niềm trước công cuộc Âu hóa ở Việt Nam. “Em Thúy” còn thể hiện một gương mặt giản dị nhưng hết sức hồn nhiên, đáng yêu với đối mắt trong veo khiến người đối diện cảm thấy tin tưởng và muốn giao tiếp. Hơn thế nữa, bố cục của bức tranh cũng có sự hài hòa tuyệt đối.
Trong chiến tranh chống Pháp, bức “Em Thúy” đã bị lấy trộm và gia đình phải bỏ tiền để chuộc lại bức tranh từ một người buôn tranh. Sau đó “Em Thúy được họa sĩ Trần Văn Cẩn tặng lại cho Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm, bức tranh bắt đầu bị hư hại, xuống cấp. Đến năm 2003, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam đề nghị đưa tuyệt tác này ra nước ngoài để phục chế tuy nhiên không được cho phép. Một năm sau, một chuyên gia phục chế người Úc – Caroline Frry được mời về Việt nam để tiến hành việc phục chế tại Bảo tàng. Hiện nay bảo vật quốc gia – tuyệt tác “Em Thúy đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.





Họa sĩ Trần Văn Cẩn ( 1910-1994) là một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nên mỹ thuật, hội họa Việt Nam. Các tác phẩm nối tiếng của ông có Em Thúy; Nữ dân quân vùng biển; Chân dung bác thợ lò; Thiếu nữ áo trắng; Gội đầu; Tát nước đồng chiêm…Ông cũng chính là người chỉnh sửa mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam thành dạng hoàn chỉnh như hiện nay.









NLH


Theo cinet.vn