(Cinet) – Thời đại công nghệ số giúp con người tiếp cận với các loại hình nghệ thuật nói chung một cách dễ dàng hơn qua mạng internet, qua các ứng dụng điện tử… Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không nằm ngoài thực tế này

Công nghệ kỹ thuật số số mang lại nhiều mặt tích cực song cũng có những mặt tiêu cực với nghệ thuật nhiếp ảnh.


<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'><em style='mso-bidi-font-style:normal'>>Tính ưu việt của công nghệ số[/I][/B]

Thực tế, sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội, của internet và của cả những thiết bị điện tử, công nghệ số đã làm thay đổi thói quen, cuộc sống cũng như cách trải nghiệm cuộc sống của con người. Không nói quá xa xôi, chỉ khoảng 10 năm trước đây nếu muốn thưởng thức một bộ phim chúng ta sẽ phải đến các rạp chiếu phim hoặc mua đĩa DVD xem tại nhà…Bây giờ nhờ có internet, nhờ có các thiết bị công nghệ chúng ta có thể xem phim ở mọi nơi, mọi thời điểm. Cũng như vậy, nếu như trước kia các tác phẩm nhiếp ảnh chỉ được công chúng biết đến khi trực tiếp tới tham dự triển lãm thì ngày nay các tác phẩm nhiếp ảnh dễ dàng đến với công chúng qua hàng trăm trang báo mạng, lan truyền qua mạng xã hội và được truyền tay nhau qua các thiết bị điện tử theo cách rất đơn giản.

Có thể nói trong lịch sử của các ngành nghệ thuật, chưa bao giờ số lượng người xem, số lượng khán giả nói chung lại đông đảo như hiện nay. Không bị bó hẹp trong một không gian, thời gian nhất định ví dụ như phải đến trực tiếp triển lãm, rạp chiếu phim với thời gian mở cửa cố định, xuất chiếu cố định...Cũng không khó khăn khi muốn tìm hiểu, tiếp cận hay phải là người có khả năng kinh tế như trước đây muốn đến tham dự triển lãm, xem phim ở rạp thì phải có giấy mời hoặc có tiền mua vé…Giờ đây, tất cả đã được truyền tải qua internet, qua mạng xã hội bằng các thiết bị công nghệ số…Đặc biệt, với sự bùng nổ của các trang mạng xã hội như Twiller, Facebook khoảng 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ các tác phẩm nghệ thuật từ điện ảnh tới nhiếp ảnh, mỹ thuật lại được chia sẻ nhiều đến như vậy. Chỉ cần một người xem đến thưởng thức triển lãm ảnh và chia sẻ một vài hình ảnh của cuộc triển lãm đó trên trang facebook nghĩa là gián tiếp có đến hàng chục và hàng trăm người biết đến cuộc triển lãm đó..












Những phần mềm ứng dụng hiện đại giúp cho việc lấy nét, làm mờ, chọn màu, ánh sáng...trở nên đơn giản..Ảnh Duy Nguyễn





Công nghệ số không chỉ giúp gia tăng lượng khán giả, công chúng đối với các ngành nghệ thuật nói chung mà còn tăng cả số lượng những người làm nghệ thuật ( tất nhiên là những người làm nghệ thuật nghiệp dư). Nhờ có sự phát triển của kỹ thuật số, những chiếc máy ảnh với các tính năng vượt trội nhưng lại được thiết kế tối giản trong cách sử dựng khiến cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để cho ra đời những bức ảnh đẹp. Chưa kể đến hàng trăm phần mềm ứng dụng cho việc sửa ảnh luôn luôn được cập nhật mới trên các ứng dụng điện thoại thông minh, máy tính và máy tính bảng khiến cho việc trở thành một nhiếp ảnh gia nghiệp dư dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nếu như trước kia có một bức ảnh đẹp, người chụp phải vô cùng vất vả từ việc tìm thời điểm sao cho vừa đủ độ sáng, góc ngắm phải thật chuẩn xác cho đến kỹ năng sử dụng máy cơ phải nắm rất rõ thì nay các phần mềm chỉnh sáng, cắt góc, làm rõ nét, chống rung…đã làm thay người chụp tất cả những thao tác và công việc đó. Thậm chí chẳng cấn đến chiếc máy ảnh kỹ thuật số, giờ đây chỉ cần một chiếc smatphone với ứng dụng chụp ảnh 360, Instagram, Panorama…ai cũng có thể chụp được những tấm ảnh đẹp lung linh.

Theo một thống kê mới đây, ước tính mỗi ngày có đến 300 triệu bức ảnh được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Trong số 300 triệu bức ảnh đó, trừ những bức ảnh cá nhân mang tính chất hàng ngày, số lượng những bức ảnh nghệ thuật không hề nhỏ. Điều này cho thấy một sự thật đó là kỹ thuật số đã khiến con người quan tâm cũng như tham gia nhiều hơn vào nghệ thuật nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng dù rằng sự quan tâm, tham gia đó là trực tiếp hay gián tiếp.

<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'><em style='mso-bidi-font-style:normal'>>>Những hạn chế[/I][/B]

Tính ưu việt cũng như mặt tích cực của công nghệ số với nghệ thuật nhiếp ảnh là không thể phủ nhận song bên cạnh đó, kỹ thuật số cũng mang lại những hạn chế cũng như tiêu cực đối với nghệ thuật nhiếp ảnh. Bởi sự đơn giản, dễ dàng trong các sử dụng nên giờ đây nhiều người có suy nghĩ nghệ thuật nhiếp ảnh là thứ tầm thường, ai ai cũng có thể trở thành nhiếp ảnh gia. Bởi sự lạm dụng kỹ thuật photoshop, bởi những phần mềm chỉnh sửa vượt trội mà ngày càng xuất hiện nhiều những bức ảnh vô hồn, khô cứng và nhàm chán với nội dung hời hợt.









Những phần mềm chỉnh sửa ảnh còn giúp cho việc hiệu chỉnh màu sắc, và góc độ..những việc trước đây người nhiếp ảnh phải thực hiện hoàn toàn thủ công nay có thể dễ dàng thực hiện với vài thao tác..Ảnh Duy Nguyễn





Sự lạm dụng quá đà các kỹ thuật chỉnh sửa không chỉ dừng lại ở những người chụp ảnh không chuyên mà còn lan đến cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Bằng chứng rõ nhất của vấn đề này đó là trong các cuộc hội thảo ngành hay các buổi tổng kết cuối năm của ngành nhiếp ảnh nhiều năm nay…vấn đề xoay quanh kỹ thuật số luôn luôn là đề tài nóng được quan tâm hơn cả. Bên cạnh đó, trong những cuộc thi ảnh lớn nhỏ, chúng ta có thể bắt gặp nhiều bức ảnh với nội dung na ná nhau thiếu sức sáng tạo, lạm dụng photoshop…









Những bức ảnh ná ná, lạm dụng chỉnh sửa tràn lan trên các trang mạng đang làm người xem cảm thấy nhàm chán...





Trên các trang mạng xã hội, hàng loạt các tấm ảnh cùng một địa điểm, cùng một góc chụp thậm chí cùng sử dụng một ứng dụng chỉnh sửa được đăng tải hàng ngày khiến người xem cảm thấy thừa thãi và nhàm chán. Ví dụ như hiện tượng Sapa có tuyết rơi vào cuối năm 2013, hay hoa đào rừng nở trên Mộc Châu…đã có đến hàng trăm nghìn bức ảnh được chụp và đăng tải trên báo mạng, trên mạng xã hội..Nhiều như vậy, nhưng nếu hỏi người xem bức ảnh nào đọng lại, bức ảnh nào ấn tượng nhất thì câu trả lời đa phần là không có. Lý do là bởi các bức ảnh đều đẹp, đều có ảnh sáng và kỹ thuật tốt…vv..nhưng chúng chẳng có chút sáng tạo, cũng không có gì đặc biệt hơn số còn lại…tất cả đều na ná như nhau.

<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'><em style='mso-bidi-font-style:normal'>>>>Công nghệ không thể thay thế cảm xúc[/I][/B]

Để có một bức ảnh đẹp không thể chỉ dựa vào kỹ thuật, càng không nên lạm dụng các ứng dụng chỉnh sửa mà cần chú ý đến tư duy, cảm xúc cũng như nội dung của tác phẩm. Sự phát triển nhanh và mạnh của kỹ thuật số đã khiến cho con người lười tư duy nói chính xác hơn là tư duy chậm lại do quá ỉ vào các phần mềm hiện đại.










Tác phẩm 'Em bé Cơ tu' của tác giả Đặng Văn Nở giải nhất cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 tại Việt Nam năm 2013






Không thể phủ nhận những gì mà công nghệ số đã mang lại đối với nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng nếu chỉ dựa vào kỹ thuật, công nghệ không thì chỉ đủ. Cũng giống như mọi loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật nhiếp ảnh cần có cảm xúc thật..





Một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh không thể chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật mà quan trọng hơn cả là tác phẩm đó phải có cảm xúc và có nội dung. Những bức ảnh sử dụng ứng dụng công nghệ có thể rất sắc nét bởi chúng được sinh ra từ sản phẩm công nghệ cao, cũng có thể rất hoành tráng bởi màu sắc, ánh sáng được chỉnh sửa...song chắc chắn chúng sẽ không để lại ấn tượng với người xem bởi chúng thiếu cảm xúc. Chính về một tác phẩm nghệ thuật nói chung phải gồm đủ 3 tiêu chí cơ bản đó là: đề tài (nội dung), hình thức thể hiện ( kỹ thuật) và cảm xúc. Thiếu tiêu chí nào trong 3 tiêu chí trên cũng chưa thể được coi là tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Chúng ta không phủ nhận mặt tích cực mà công nghệ số đã đem lại cho ngành nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng và các ngành nghệ thuật khác nói chung. Nhờ có công nghệ mà con người hiện nay biết đến nghệ thuật nhiều hơn, được tiếp cận với nghệ thuật một cách dễ dàng hơn. Có thể nói tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi tư duy, nhận thức cũng như thói quen của con người trong mọi lĩnh vực cuộc sống trong đó có nghệ thuật. Xét cho cùng, công nghệ số mang lại nhiều ưu việt lớn cho sự phát triển chung của toàn xã hội, nâng tầm cuộc sống của mỗi người...những mặt tích cực mà công nghệ số mang lại nhiều hơn mặt tiêu cực, ít nhất là ở lĩnh vực nhiếp ảnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc công nghệ số đã và đang góp phần phát triển nghệ thuật nhiếp ảnh. Vấn đề ở đây chỉ là chúng ta nên biết cân bằng giữa ứng dụng công nghệ với cảm xúc thật, không nên lạm dụng kỹ thuật để biến những bức ảnh đẹp trở nên khô cứng và hời hợt cảm xúc. Nếu có thể làm được như vậy thì công nghệ số mới giúp phát triển nghệ thuật nhiếp ảnh một cách toàn diện.

Nguyễn Hương


Theo cinet.vn