Sách nhạc 'Đưa em tìm mông hoa vàng' gồm 103 sáng

tác của nhạc sĩ Phạm Duy



(Cinet) – Cuốn sách nhạc “Đưa em tìm động hoa vàng” với 103 bài hát của cố nhạc sĩ Phạm Duy đã mang lại nhiều những kỷ niệm, những hình ảnh của nhạc sĩ đối với độc giả.

Tập sách nhạc “Đưa em tìm động hoa vàng” gồm 103 bài hát được Nhà Xuất bản Âm nhạc lựa chọn từ 150 bài hát đã được cấp phép của nhạc sĩ Phạm Duy. Đây tuyển tập những tình khúc bất hủ gắn liền với tên tuổi Phạm Duy như: Tình ca; Áo anh sứt chỉ đường tà; Đưa em tìm động hoa vàng; Con đường tình ta đi; Khối tình Trương Chi; Nụ tầm xuân; Hai năm tình lận đận; Nương chiều; Tiếng sáo thiên thai; Thà là giọt mưa, Tiếng đàn tôi; Tóc mai sợ vắn sợi dài; Ngày xưa Hoàng Thị; Nghìn trùng xa cách; Vợ chồng quê…

Nghe và đọc về Phạm Duy, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy tình yêu quê hương đất nước trong sâu thẳm tâm hồn và trái tim của ông. Tất cả các bài hát của ông đều ca ngợi đất nước, phác họa những hình ảnh quê hương và tình người..Trong lời ca của ông, người ta cũng thường gặp những từ ngữ thể hiện sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc. Mở đầu cho ca khúc bất hủ “Tình ca” của mình ông kể về tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ của quê hương mình..”Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi.Mẹ hiền ru những câu xa vời.À à ơi ! Tiếng ru muôn đời…Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi.Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…”

Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng chia sẻ lúc sinh thời: “Cuộc đời tôi chỉ có ba điều quan trọng đó là Tình yêu, Sự đau khổ và Cái chết. Vì vậy, tôi đưa cả 3 điều quan trọng đó vào trong ca khúc của tôi”. Người hâm mộ không thể không yêu thích tình yêu của ông qua tình khúc “Tiếng đàn tôi”. Mặc dù kể câu chuyện về một mối tính không thành, bài hát nói lên sự hụt hẫng đau khổ nhưng không vì vậy mà ủy mị, người nghe vẫn cảm được cái “tình” và niềm mong chờ cho những ngày sau “Mênh mông lả lơi! Đàn trầm xa lánh cõi đời. Mênh mông lả lơi! Lạnh lùng em đã rời tôi. Khoan, khoan, hò ơi! Người về xa tắp không lời. Khoan, khoan, hò ơi! Lệ sầu rụng xuống đàn tôi…”.



[IMG]/userfiles/image/2014/[vnguitar.net]-dua em tim dong hoa vang.jpg[/IMG]





Trong cuộc đời sáng tác của mình, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cho nhiều bài thơ trong đó có 'Đưa em tìm động hoa vàng'...Gia tài âm nhạc ông để lại cho đời gồm hơn 1000 tác phẩm





Bắt đầu hoạt động nghệ thuật năm 17 tuổi, suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một gia tài đồ sộ gồm hơn 1.000 sáng tác. Bài hát đầu tiên của ông được biết đến đó là tác phẩm “Cô hái mơ” phổ thơ Nguyễn Bính. “Cô hái mơ” đã được rất nhiều ca sĩ thể hiện suốt hàng chục năm qua trong đó thành công nhất có thế nói đến “Cô hái mơ” của ca sĩ Ánh Tuyết.

Sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy là bạn thân của cố nhạc sĩ Văn Cao. Trong tác phẩm bất hủ “Suối mơ” của Văn Cao có sự đóng góp của nhạc sĩ Phạm Duy.

Hầu hết các tác phẩm của Phạm Duy đều có sự kết hợp của âm nhạc cổ truyền với các trào lưu phong cách mới, tạo nên những tác phẩm có tính đột phá và ảnh hưởng đến với thế hệ sáng tác sau này. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, Phạm Duy được xem là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.



Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn (05/10/1921 – 27/01/2013). Ông sinh tại Hà Nội ( số nhà 40 Rue Takou – nay là phố Hàng Cót). Nhạc sĩ khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lý và ca sĩ hát lưu động. Ông từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để hoạt động âm nhạc. Ông là một tên tuổi lớn và có nhiều ảnh hưởng tại miền Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc. Sau khi ông di sản sang Hoa Kỳ có một giai đoạn nhạc của ông bị cấm với lý do chính trị. Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê, ông chính thức trở về Việt Nam. Bắt đầu từ đó, một số ca khúc của ông được phổ biến trở lại. Tính tới tháng 01 năm 2014 đã có 244 ca khúc của nhạc sĩ được cấp phép lưu hành.





NLH







Theo cinet.vn