(Cinet) – Việc xử phạt những trang nhạc số phát tán và đăng tải những bài hát dung tục chưa lắng, dư luận lại tiếp tục dấy lên việc phim dán mác **** được chiếu công khai và tràn lan trên internet.

Cụ thể là việc bộ phim “Made in Việt Nam” với tên gọi “Căn hộ số 69” được phát trên kênh Youtube những ngày đầu tháng 6. Chỉ sau khi tung lên Youtube khoảng 2 tuần, tập 1 của “Căn hộ số 69” đã đạt hơn 2 triệu lượt xem, chưa kể đến việc tập phim này được nhiều trang mạng khác phát lại với lượt xem kỷ lục.

Thực tế, “Căn hộ số 69” không phải là bộ phim đầu tiên phát hành qua kênh YouTube ở Việt Nam. Trong nhiều năm qua, rất nhiều phim ngắn của Việt Nam đã phát hành trên kênh này.

Xu hướng phát hành phim trên mạng đang bùng nổ bởi nó đáp ứng được thị hiếu thích xem những bộ phim với thời lượng ngắn, đề tài nhạy cảm mà ở kênh chính thống không thể nào trình chiếu được do không thể lọt qua được cửa kiểm duyệt. Bên cạnh đó, đây cũng là kênh quảng bá không tốn kém về tiền bạc và đơn giản để thực hiện.

Không chỉ có phim, ở lĩnh vực âm nhạc, từ rất lâu nhiều ca sĩ đã sử dụng hình thức này để quảng bá về MV mới của mình. Nhiều ca sĩ muốn tạo dư luận cũng dùng cách này để đưa những MV có cảnh quay nhạy cảm do mình thực nhằm thu hút người xem…









Quảng cáo phim trên Youtube và một cảnh trong phim 'Căn hộ số 69'





Trở lại bộ phim “Căn hộ số 69”, đây là một bộ phim dạng sitcom do một vài cá nhân tự bỏ tiền đầu tư thực hiện. Phim gồm 25 tập với thời lượng 20-25 phút/1 tập. Bộ phim có nội dung xoay quanh mối quan hệ của ba nhận vật trong căn phòng số 69. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như “Căn hộ số 69” không đi sâu vào khai thác đề tài “người lớn”, đặc biệt lại theo một cách thiếu tế nhị có phần dung tục, phản cảm.

Tạm thời không đề cập vào nội dung hay chất lượng phim mà chỉ bàn đến việc những bộ phim gắn mác **** với đề tài nhay cảm có thể phát hành trên các trang mạng một cách dễ dàng. Nếu như đây là một phim chiếu rạp thì với việc gắn mắc **** có thể hạn chế và giới hạn số lượng khán giả.

YouTube có thể thống kê cho nhà sản xuất biết người xem đến từ những quốc gia, vùng nào, nhưng không thể cho biết độ tuổi thật của họ. Một người sinh năm 2000 nhưng đăng ký tài khoản YouTube sinh năm 1990 hay bất kỳ năm nào thì YouTube cũng không thể biết và chặn lại. Tất cả chỉ có thể đặt ra giới hạn và trông chờ vào ý thức tự giác của người xem, cũng như việc các bậc phụ huynh quản lý con em mình khi sử dụng internet.






Bởi phim gắn mắc **** do đó khi truy cập vào Youtube để xem phim, người xem sẽ gặp cảnh báo 'Video này có thể không phù hợp với một số người dùng', cùng với yêu cầu 'Đăng nhập để xác định tuổi của ban'...Tuy nhiên việc đăng ký số tuổi bao nhiêu và lấy gì ra để làm căn cứ xác định tuổi thật hay giả thì Youtube không thể kiểm soát.Ảnh chụp từ màn hình máy tính





Do đó, chỉ cần đăng nhập dưới 1 tên giả, tuổi giả..người xem dễ dàng xem phim **** và nhiều phim nhảm nhí, dung tục khác ..Ảnh chụp từ màn hình máy tính





Qua đây có thể thấy sự nghiêm trọng của việc các phim **** được phát hành tràn lan trên mạng. Trong thời đại công nghệ hiện nay, hầu hết các gia đình đều có máy tính cũng như những thiết bị công nghệ có thể truy cập mạng internet một cách dễ dàng. Đó là chưa kể đến việc phát triển mạng 3G đã giúp cho việc truy cập internet có thể thực hiện được mọi nơi, mọi lúc. Một đứa trẻ chưa đủ lớn, nhận thức chưa vững vàng, lại đang ở trong độ tuổi tò mò sẽ ra sao nếu như thường xuyên xem những bộ phim **** như vậy. Câu trả lời đã được minh chứng qua việc xã hội đang ngày càng có nhiều hơn những ông bố bà mẹ nhí , thậm chí còn đang ở độ tuổi đi học.

Vẫn biết tác hại là như vậy nhưng để kiểm soát và xử lý về phía cơ quan chức năng từ việc đăng tải nội dung, kiểm tra thẩm định các sản phẩm văn hóa, xét duyệt nội dung phim, quản lý internet...hiện còn chồng chéo, đã tạo ra kẽ hở để các cá nhân, tổ chức tự do đăng tải, phát hành phim rác, nhạc rác trên mạng trong thời gian vừa qua.

Ngày 20 tháng 6, Cục Điện Ảnh – Bộ VHTTDL đã có công văn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xử lý nhà sản xuất bộ phim này. Xét theo Luật Điện ảnh: Mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân muốn sản xuất phim để phát hành dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả trên mạng internet) thì cơ sở đó đều phải có chức năng sản xuất phim, tức là được cấp giấy phép. Trong khi đó, Căn hộ số 69 hoàn toàn do cá nhân sản xuất mà không được cấp giấy phép, có nghĩa là đã phạm luật. Ngoài ra, Nhà sản xuất bộ phim này cũng vi phạm điều 51 trong Luật Điện ảnh về hành vi vi phạm trong phổ biến phim (chiếu phim, phát sóng phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền). Bộ phim này cũng sai phạm khi tự gắn mác **** cho phim trong khi hệ thống phân loại phim của Việt Nam hiện chỉ có 3 hình thức: cấm phổ biến, cho phép phổ biến rộng rãi và hạn chế khán giả dưới 16 tuổi. Chiểu theo những điều Luật trên thì việc Nhà sản xuất bộ phím “Căn hộ số 69” vi phạm pháp luật đã rất rõ ràng.

Hiện Căn hộ số 69 mới phát hành 1 tập trên mạng và sẽ dự định tung lên mạng hơn 20 tập nữa, theo thông báo của nhà sản xuất. Đây cũng sẽ là xu hướng mà chắc chắn nhiều nhà làm phim né kiểm duyệt sẽ chọn. Nếu vậy đây sẽ là mối nguy hại thực sự với khán giả nếu nội dung các phim đó có vấn đề.

“Căn hộ số 69” là một sự vụ cụ thể nhưng qua đó cần các cơ quan quản lý phải xem xét, đánh giá và có biện pháp xử lý cụ thể hơn. Hy vọng rằng, trong một tương lai gần, những sản phẩm văn hóa “rác” sẽ được dọn sạch để người dân có thể hưởng thụ một môi trường văn hóa trong lành, không ô nhiễm.






Chiều ngày 25 tháng 6, Cục Điện Ảnh đã tổ chức cuộc họp trong đó có vấn đề liên quan đến bộ phim gắn mác **** “Căn hộ số 69”. Ông Đỗ Duy Anh – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết: Hiện nay, Cục Điện ảnh chưa xem bộ phim này nên không thể nói về nội dung phim. Tuy nhiên việc nhà sản xuất vi phạm pháp luật khi sản xuất và phổ biến phim là điều đã rõ. Bởi theo pháp luật Nhà nước quy định thì các tổ chức, cá nhân muốn sản xuất phim phải thông qua hãng phim có tư cách pháp nhân, nghĩa là có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim do Cục Điện ảnh cấp. Phim muốn phổ biến phải được Hội đồng thẩm định phim thẩm định và tư vấn để Cục Điện ảnh cấp giấy phép phổ biến phim. Trong khi đó nhà sản xuất phim Căn hộ số 69 không có tư cách pháp nhân, không có chức năng sản xuất phim theo quy định, vi phạm điều 49 của Luật Điện ảnh. Ngoài ra việc phổ biến phim này không qua thẩm định, cấp phép cũng hoàn toàn sai các quy định của pháp luật.

Ông Đỗ Duy Anh cho biết thêm: Cục Điện ảnh chưa thể khẳng định đây là phim hay chỉ là video clip? Mà nếu đây không phải là phim thì không thể xử lý theo Luật Điện ảnh hiện hành. Trong khi việc thành lập Hội đồng thẩm định cũng khó khả thi vì Hội đồng này chỉ có chức năng thẩm định những phim do nhà sản xuất có tư cách pháp nhân sản xuất và gửi lên Cục Điện ảnh đề nghị thẩm định chứ không thẩm định những phim do các cá nhân làm đẩy lên Youtube. Vì vậy Cục Điện Ảnh đã có công văn đề nghị Thanh tra Bộ VHTTDL, Bộ TTTT và Bộ Công An vào cuộc để kiểm tra, tìm hiểu rõ sự việc này.





Nguyễn Hương



Theo cinet.vn

View more random threads: